Đề xuất giảm thuế GTGT xuống 5% kích cầu sau dịch Covid-19

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân và các hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị giảm thuế suất GTGT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch.
Đề xuất giảm thuế GTGT xuống 5% kích cầu sau dịch Covid-19

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị quyết "Về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19".

Theo Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), các DN hiện nay đang rất cần vốn lưu động để duy trì sản xuất kinh doanh, việc phải đóng 10% thuế VAT và phải đợi đến cuối năm mới được hoàn trả sẽ gây nhiều khó khăn cho các DN, đồng thời, cũng khó để thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng đối với các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng.

Vì vậy, Ban IV và các hiệp hội DN kiến nghị giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% để giảm chi phí cho người tiêu dùng nhằm kích cầu cho các ngành trong và ngay sau dịch.

Với quy định “Giảm 30% tiền thuê đất trong thời hạn 6 tháng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh bị ngừng sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch Covid-19”, Ban IV và các hiệp hội đề nghị bổ sung quy định “Giảm 50% tiền thuê đất trong thời hạn 9 tháng đối với các DN lưu trú du lịch (khách sạn, khu nghỉ dưỡng...) bởi đây là ngành bị thiệt hại nặng nề nhất trong đại dịch và cũng là ngành sẽ phục hồi chậm hơn các ngành khác.

Bên cạnh đó, chi phí tiền thuê đất chiếm tỉ lệ đáng kể trong cơ cấu giá thành của các doanh nghiệp này. Do đó, để hỗ trợ doanh nghiệp kích cầu du lịch bằng cách giảm giá dịch vụ sau dịch bệnh thì việc giảm giá thành thuê đất sẽ rất hiệu quả.

Liên quan đến đề xuất chậm nộp bảo hiểm xã hội (BHXH) và các loại bảo hiểm bắt buộc khác đến 31/12/2020, BHXH Việt Nam cũng có công văn số 860/BHXH-BT để thực hiện Chỉ thị 11 của Thủ tướng Chinh phủ, cho phép DN được tạm dừng đóng vào quỹ tử tuất, quỹ hưu trí trong 12 tháng nếu DN có “số lao động thuộc diện tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên, hoặc bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do dịch bệnh gây ra”.

Trước đó trong một khảo sát hơn 500 DN được thực hiện bởi nhóm chuyên gia thuộc trường Đại học Kinh tế quốc dân cho thấy, chỉ 14,9% nói đủ sức duy trì hoạt động nếu tháng 6 hết dịch. Còn lại, 46,6% buộc phải tiếp tục cắt giảm qui mô, 32,4% sẽ dừng hoạt động và 6,1% doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản. Tỷ lệ doanh nghiệp có khả năng phá sản sẽ tăng gấp ba nếu dịch kéo dài đến hết tháng 9 và gấp sáu nếu dịch kéo dài đến hết năm nay.

Xem thêm

Vẫn giữ nguyên mức thuế VAT 10%

Vẫn giữ nguyên mức thuế VAT 10%

Đây là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, giữ nguyên mức thuế giá trị gia tăng 10%, không nâng mức thuế lên 11% đến 12% như đề xuất trước đó.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...