Đề xuất hơn 10.000 tỷ làm cao tốc TP Hồ Chí Minh - Tây Ninh giai đoạn 1

Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông Vận tải) vừa trình Bộ Giao thông Vận tải thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh) với tổng mức đầu tư giai đ
Đề xuất hơn 10.000 tỷ làm cao tốc TP Hồ Chí Minh - Tây Ninh giai đoạn 1

Theo đó, dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài dài 53,5km. Hướng tuyến của dự án bắt đầu từ đường vành đai 3, TP Hồ Chí Minh đi song song với đường sắt Tân Chánh Hiệp - Trảng Bàng. Sau đó, tuyến cắt qua đường vành đai 4, đường Hồ Chí Minh (đoạn Chơn Thành - Đức Hòa), Đường tỉnh 782, Đường tỉnh 787, Quốc lộ 22B, đến khu vực ga đường sắt Gò Dầu (khoảng Km 40+000) rẽ phải, cắt qua Quốc lộ 22B gần khu vực Km 4+00, rồi tiếp tục rẽ phải, vượt sông Vàm Cỏ đi về phía Quốc lộ 22, giao với Quốc lộ 22 tại Km 52+850, kết nối với cửa khẩu Mộc Bài.

Theo đề xuất của Ban Quản lý dự án 2, cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài được đầu tư thành hai phân đoạn: TP Hồ Chí Minh - Trảng Bàng (dài 33km) và Trảng Bàng - Mộc Bài (dài 20,5km). Trong đó, đoạn TP Hồ Chí Minh - Trảng Bàng có lưu lượng giao thông lớn hơn được đầu tư xây dựng với quy mô đường cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh, nền đường rộng 27m, tốc độ thiết kế 120km/h. Còn lại, đoạn Trảng Bàng - Mộc Bài được đề xuất đầu tư với mô hình đường cao tốc hạn chế 4 làn xe, nền đường rộng 17m, tốc độ thiết kế 80km/h. 

Dự kiến lộ trình thực hiện dự án: 2018 - 2019: Lập, thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.  Từ năm 2019 - 2020: Lập, thẩm định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Năm 2021, lựa chọn nhà đầu tư và ký kết hợp đồng; năm 2021 – 2022 sẽ thiết kế kỹ thuật, giải phóng mặt bằng. Năm 2022, lựa chọn nhà thầu và năm 2022 – 2025, thi công và hoàn thành công trình.

Theo tính toán sơ bộ, dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn I khoảng 10.456 tỷ đồng, trong đó, hai khoản lớn nhất là chi phí xây lắp, thiết bị (5.745 tỷ đồng) và giải phóng mặt bằng, tái định cư (2.004 tỷ đồng).

Do tổng mức đầu tư dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Mộc Bài rất lớn, nên để đảm bảo tính khả thi về tài chính, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của tư vấn Hàn Quốc, Ban Quản lý dự án 2 đề xuất áp dụng hình thức đầu tư hỗn hợp gồm PPP  (hợp tác công tư), vốn ODA và ngân sách Nhà nước.

Cụ thể, phần vốn tham gia của nhà đầu tư PPP là 5.413 tỷ đồng; phần vốn góp của Nhà nước là 5.043 tỷ đồng gồm: Vốn ngân sách trong nước phục vụ giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án (2.177 tỷ đồng) và vốn vay ODA phục vụ xây lắp và tư vấn là 2.866 tỷ đồng.

“Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, vốn ngân sách bố trí cho dự án chưa thể thực hiện được nên việc kêu gọi các nguồn vốn hợp pháp khác tham gia đầu tư theo hình thức PPP là cần thiết nhằm đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế, các khu công nghiệp và du lịch khác trong quy hoạch”, Tờ trình của Ban Quản lý dự án 2 nêu rõ.

Ngoài ra, Ban Quản lý dự án 2 đề xuất Bộ Giao thông Vận tải đưa dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh- Mộc Bài (giai đoạn 1) vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 và cho phép Ban Quản lý dự án 2 làm việc chính thức với các nhà tài trợ vốn về việc vay ODA để làm vốn góp cho dự án.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...