Đề xuất làm 13 dự án giao thông đường bộ trị giá hơn 103 nghìn tỷ đồng

Bộ Giao thông Vận tải đề xuất làm 6 dự án giao thông đường bộ sử dụng hơn 87 nghìn tỷ đồng từ Chương trình phục hồi, các địa phương đề xuất 6 dự án dự kiến sử dụng hơn 15 nghìn tỷ đồng từ chương trình.
Đề xuất làm 13 dự án giao thông đường bộ trị giá hơn 103 nghìn tỷ đồng

Theo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong số 13 dự án giao thông đường bộ được đề xuất sử dụng hơn 103 nghìn tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất 6 dự án, các địa phương đề xuất 7 dự án.

Trong đó, các dự án do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề xuất sử dụng hơn 87 nghìn tỷ đồng từ Chương trình phục hồi, 7 dự án địa phương dự kiến sử dụng hơn 15 nghìn tỷ đồng từ chương trình. Các dự án do địa phương đề xuất là 8 dự án kinh phí của Chương trình và địa phương cùng thực hiện.

Các dự án Bộ GTVT đề xuất:

1. Dự án Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, tổng vốn đầu tư hơn 146,9 nghìn tỷ đồng, trong đó Bộ GTVT đề xuất lấy từ Chương trình phục hồi kinh tế hơn 72,4 nghìn tỷ đồng (còn lại thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn).

2. Dự án Cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, tổng vốn hơn 6 nghìn tỷ đồng, từ Chương trình phục hồi hơn 1,2 nghìn tỷ đồng (còn lại từ vốn đầu tư công trung hạn).

3. Dự án Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (giai đoạn 1), tổng vốn hơn 44,6 nghìn tỷ đồng, vốn từ Chương trình bố trí hơn 3,8 nghìn tỷ đồng.

4. Dự án Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1), tổng vốn hơn 21,9 nghìn tỷ đồng, vốn từ Chương trình bố trí hơn 2,3 nghìn tỷ đồng.

5. Dự án Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1), tổng vốn hơn 17,8 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn từ Chương trình hơn 3,5 nghìn tỷ đồng.

6. Dự án Cầu Đại Nghĩa trên Quốc lộ 60 nối Trà Vinh - Sóc Trăng tổng vốn hơn 8 nghìn tỷ đồng, vốn từ Chương trình hơn 4,1 nghìn tỷ đồng.

Các dự án do 8 địa phương đề xuất

1. Dự án Cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang: Tỉnh Hà Giang đề xuất được làm chủ đầu tư đoạn qua địa bàn tỉnh này, với tổng vốn hơn 2 nghìn tỷ đồng, địa phương đề xuất sử dụng 1,1 nghìn tỷ đồng từ Chương trình phục hội kinh tế (phần vốn còn lại từ kế hoạch đầu tư công trung hạn và vốn địa phương cùng tham gia). Tuyên Quang đề xuất được giao làm chủ đầu tư đoạn cao tốc trên đi qua tỉnh này, với tổng vốn hơn 4,2 nghìn tỷ đồng, đề xuất vốn từ Chương trình hơn 2,4 nghìn tỷ đồng.

2. Lạng Sơn đề xuất Dự án nâng cấp Quốc lộ 4B qua địa bàn, với tổng vốn hơn 3,4 nghìn tỷ đồng, vốn từ Chương trình hơn 2,5 nghìn tỷ đồng.

3. Hòa Bình đề xuất Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu với đoạn qua tỉnh này, tổng vốn hơn 9,7 nghìn tỷ đồng, vốn từ Chương trình hơn 4,6 nghìn tỷ đồng.

4. Bắc Ninh đề xuất đầu tư tỉnh lộ 295C và 285B kết nối với Quốc lộ 3, đường tỉnh 277B kết nối Vành đai 4, tổng vốn 2 tuyến đường hơn 1,4 nghìn tỷ đồng, vốn từ Chương trình 900 tỷ đồng.

5. Hà Nam đề xuất làm 2 tuyến nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với QL21, đường nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Hà Nội - Ninh Bình, tổng vốn hơn 4,9 nghìn tỷ đồng, vốn từ Chương trình 2,5 nghìn tỷ đồng.

6. Nam Định đề xuất làm cầu vượt sông Đáy nối với Ninh Bình thuộc tuyến cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng, tổng vốn 1,8 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn từ Chương trình 1,1 nghìn tỷ đồng.

7. Hà Tĩnh đề xuất đường nối Quốc lộ 12C với khu công nghiệp Vũng Áng, tổng vốn 668 tỷ đồng, trong đó vốn Chương trình 500 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm