Đến 2025, Bình Định sẽ có 22 đô thị

Theo Kế hoạch Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 – 2025, đến năm 2025 tỉnh này sẽ có 22 đô thị, gồm một đô thị loại I, một đô thị loại III, hai đô thị loại IV và 18 đô thị loại IV.
Đến 2025, Bình Định sẽ có 22 đô thị

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025.

Theo đó, đến năm 2025, Bình Định sẽ có một đô thị loại I là TP Quy Nhơn; một đô thị loại III là thị xã An Nhơn và hai đô thị loại IV gồm đô thị Hoài Nhơn và đô thị Tây Sơn.

Cùng với đó là 12 đô thị loại V hiện hữu gồm: Vĩnh Thạnh, Vân Canh, An Lão, Tăng Bạt Hổ, Phù Mỹ, Tuy Phước, Diêu Trì, Phước Lộc, Bình Dương, Ngô Mây, Mỹ Chánh, Cát Tiến và 6 đô thị loại V hình thành mới (Phước Hòa, Phước Sơn, huyện Tuy Phước; An Hòa, huyện An Lão; Cát Khánh, huyện Phù Cát; Canh Vinh, huyện Vân Canh; Mỹ Thành huyện Phù Mỹ).

Tỉnh Bình Định đặt mục tiêu tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị loại I đạt từ 23% trở lên; đô thị loại III và IV đạt từ 20% trở lên; đô thị loại V đạt từ 16% trở lên.

Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng tại đô thị loại I đạt 20% trở lên; đô thị loại III và IV đạt 10% trở lên; đối với đô thị loại V đạt từ 2% trở lên.

Đất cây xanh đô thị loại I đạt 7 - 12 m2/người; đối với đô thị loại III, loại IV đạt 5 - 7 m2/người; đô thị loại V đạt 4 m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt 4 - 5 m2/người.

Để đạt được mục tiêu trên, UBND tỉnh Bình Định sẽ tiến hành nâng cấp mở rộng và đầu tư mới 55 tuyến đường, cầu đường; đầu tư xây dựng mới, nâng cấp 11 bến bãi đỗ xe và 13 nhà máy, hệ thống cấp nước và nhiều công trình hạ tầng khác.

Nguồn vốn để thực hiện các công trình nói trên là vốn ngân sách Nhà nước; nguồn vốn đóng góp và tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...