Đến năm 2030, Việt Nam có thể nhập 8.000 MW điện từ Lào

Theo kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII được phê duyệt hôm nay, tới năm 2030, Việt Nam có thể nhập khẩu từ 5.000 – 8.000 MW điện từ Lào…

Đến năm 2030, Việt Nam có thể nhập tới 8.000 MW điện từ Lào
Đến năm 2030, Việt Nam có thể nhập tới 8.000 MW điện từ Lào

Ngày 1/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch điện VIII).

Theo đó, kế hoạch đến năm 2030 dự kiến phát triển 300 MW các nguồn điện linh hoạt. Ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng, tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có.

Dự kiến nhập khẩu điện khoảng 5.000 MW từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW khi có điều kiện thuận lợi với giá điện hợp lý để tận dụng tiềm năng nguồn điện xuất khẩu của Lào. Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương nhập khẩu và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng dự án cụ thể.

Về nguồn điện năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới, những vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện ra nước ngoài là khu vực miền Trung và miền Nam. Quy mô xuất khẩu từ 5.000 - 10.000 MW khi có các dự án khả thi. Bộ Công Thương báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương xuất khẩu điện và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng trường hợp cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật.

Đồng thời, sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất các loại năng lượng mới như hydro xanh, amoniac xanh phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ưu tiên phát triển tại các khu vực có tiềm năng năng lượng tái tạo tốt, cơ sở hạ tầng lưới điện thuận lợi, quy mô phát triển phấn đấu đạt 5.000 MW (chủ yếu là nguồn điện gió ngoài khơi).

Bộ Công Thương báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định với từng dự án cụ thể khi đã cơ bản đánh giá được tính khả thi về công nghệ và giá thành. Công suất nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới không tính vào cơ cấu nguồn điện cung cấp cho phụ tải hệ thống điện quốc gia.

Về danh mục các dự án nguồn điện quan trọng ưu tiên đầu tư của ngành, tổng công suất nhiệt điện khí trong nước là 14.930 MW; điện LNG là 22.400 MW; nhiệt điện than là 30.127 MW; nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ là 2.700 MW; thủy điện là 29.346 MW và thủy điện tích năng là 2.400 MW.

Ngoài ra, công suất nguồn điện năng lượng tái tạo của các địa phương/vùng và danh mục các dự án nguồn điện gồm tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW, điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW, thủy điện là 29.346 MW, điện sinh khối là 1.088 MW, điện sản xuất từ rác là 1.182 MW, điện mặt trời mái nhà (tự sản, tự tiêu) tăng thêm là 2.600 MW, pin lưu trữ là 300 MW.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...