Điểm tên những cổ phiếu được hưởng lợi khi Chính phủ cho phép điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần

Theo Chứng khoán MBS, cơ chế điều chỉnh giá điện mới sẽ giúp nhóm xây lắp điện, nhóm doanh nghiệp điện có dự án điện khí LNG hay những doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu sẽ có thể được hưởng lợi…

Điểm tên những cổ phiếu được hưởng lợi khi Chính phủ cho phép điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần
Điểm tên những cổ phiếu được hưởng lợi khi Chính phủ cho phép điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành quyết định số 05/2024/QĐ-TTg quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Khác với cơ chế cũ, cơ chế giá bán lẻ mới đảm bảo triển vọng kinh doanh của EVN với nhiều điểm cải thiện như: chu kỳ điều chỉnh giá tối thiểu giảm xuống 3 tháng, đảm bảo phản ánh những biến động chi phí trong ngắn hạn; chi phí điều hành giao dịch thị trường và chi phí điều hành – quản lý ngành được đưa vào chi phí sản xuất, phản ánh đầy đủ các chi phí phát sinh.

Theo đó, EVN có trách nhiệm giảm giá điện tương ứng nếu mức giá tính toán giảm từ 1% trở lên so với giá bán lẻ bình quân hiện hành. Ngược lại, tập đoàn có thẩm quyền điều chỉnh tăng giá điện nếu mức giá tính toán tăng từ 3 - 5%.

Ở mức tăng 5 - 10%, EVN được phép điều chỉnh sau khi báo cáo Bộ Công Thương chấp thuận. Với mức tăng trên 10%, hoặc mức ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, cần thông qua ý kiến các bộ ban ngành và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo nhận định của Công ty Chứng khoán MB (MBS), cơ chế mới là dấu hiệu cho các đợt tăng giá điện sau khi văn bản có hiệu lực từ ngày 15/5/2024. Do đó, MBS cho rằng trong năm nay, giá điện bán lẻ có thể sẽ tăng trong khoảng 5 - 10%.

ee2aadbd-8560-476e-b9d5-c4bd021f5686-632.jpeg

Ngoài ra, cơ chế này sẽ giảm thiểu đáng kể những áp lực biến động đầu vào, một hạn chế lớn của cơ chế cũ. Theo đó, tình hình tài chính của EVN sẽ không chỉ cải thiện trong ngắn hạn, mà đồng thời được đảm bảo hơn trong dài hạn.

Trong năm 2024, cơ chế mới được MBS kỳ vọng sẽ tạo dư địa để EVN tăng giá bán lẻ, phần nào giải quyết được bài toán dòng tiền thanh toán cho các nhà máy, đặc biệt nhóm nhiệt điện như POW, PGV, NT2, QTP ghi nhận khoản phải thu tiền điện tăng mạnh cùng tỷ trọng khoản phải thu/tổng tài sản cao.

Mặt khác, nhóm xây lắp điện như PC1, TV2 cũng sẽ được hưởng lợi, đến từ nhu cầu đầu tư hạ tầng điện dự kiến tăng 12% so với cùng kỳ. Việc tài chính cải thiện giúp EVN đảm bảo hoạt động đầu tư không bị gián đoạn. Với giả định giá bán lẻ điện tăng 5 - 10% trong 2024, dự kiến giá bán lẻ sẽ cao hơn giá đầu vào trung bình tại quý 3/2023 từ 0,4 - 5%, bổ sung 43.000 - 73.000 tỷ đồng doanh thu cho EVN.

Nhìn về dài hạn, MBS đánh giá cơ chế giá bán lẻ mới là một sự chuẩn bị cần thiết. Theo quy hoạch điện VIII, tỷ trọng các nguồn điện giá cao bao gồm điện khí LNG tăng từ 9% lên 24%, điện gió tăng 6% lên 18% đặc biệt có sự xuất hiện của điện gió ngoài khơi trong 2023 - 2030.

Điều này dự kiến sẽ đẩy chi phí huy động bình quân các nhà máy của EVN lên nhanh chóng khi tỷ trọng các nguồn điện truyền thống giá thấp dự kiến sẽ giảm dần.

598741b0-4941-475b-9e2d-55c0baf37d70-3331.jpeg

Với cơ chế mới, MBS hy vọng dư địa huy động các nguồn điện giá cao sẽ tăng lên và phần nào giúp đẩy nhanh tiến độ đàm phán PPA các dự án điện khí, cũng như triển khai các chính sách năng lượng tái tạo khi cơ chế này giúp chuyển một phần rủi ro chi phí tăng sang giá bán lẻ.

Theo đó, chuyên gia phân tích MBS cho rằng nhóm doanh nghiệp điện có dự án điện khí LNG như POW, PGV hay những doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu như REE, GEX, HDG, BCG sẽ có thể được hưởng lợi.

Xem thêm

Xu thế chứng khoán ngày 29/3: VN-Index sẽ chịu áp lực lớn nếu cổ phiếu ngân hàng xuất hiện nhịp điều chỉnh

Xu thế chứng khoán ngày 29/3: VN-Index sẽ chịu áp lực lớn nếu cổ phiếu ngân hàng xuất hiện nhịp điều chỉnh

Nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại, chỉ duy trì tỷ trọng đối với những nhóm ngành đang thu hút dòng tiền tốt như chứng khoán, ngân hàng. Điểm số chung vẫn chịu tác động trực tiếp của 2 nhóm nêu trên và có thể sẽ chịu áp lực lớn nếu cổ phiếu ngân hàng xuất hiện nhịp điều chỉnh...

Chứng khoán MB lên kế hoạch lãi kỷ lục, gia nhập “đường đua” tăng vốn, chia cổ tức năm bằng tiền mặt tỷ lệ 12%

Chứng khoán MB lên kế hoạch lãi kỷ lục, gia nhập “đường đua” tăng vốn, chia cổ tức năm bằng tiền mặt tỷ lệ 12%

Chứng khoán MB đặt mục tiêu tổng doanh thu trong năm 2024 là 2.786 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 930 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 53% và 36% so với thực hiện năm trước. Nếu thành công, đây sẽ là mức lãi cao nhất công ty chứng khoán này từng ghi nhận trong lịch sử hoạt động...

Có thể bạn quan tâm

Hai kịch bản cho VN-Index sau tổn thất từ siêu bão Yagi

Hai kịch bản cho VN-Index sau tổn thất từ siêu bão Yagi

Theo nhận định của ABS, tình hình vĩ mô tháng 9 của Việt Nam sẽ xoay quanh hai vấn đề nóng là siêu bão Yagi và hành động của Fed. ABS cũng thiên về kịch bản VN-Index đi ngang trong biên độ 1.165 - 1.185 đến 1.300 điểm...

Thị trường chứng khoán lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính

Thị trường chứng khoán lưỡng lự trong việc xác định xu hướng chính

Nhiều khả năng kịch bản vận động đi ngang với thanh khoản thấp vẫn diễn ra trong những phiên tới, tuy nhiên với xu hướng đi lên là chủ đạo. Nhà đầu tư được khuyến nghị nắm giữ các vị thế đã mở và có thể gia tăng thêm 1 phần tỷ trọng gối đầu tại các vùng hỗ trợ.

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Phố Wall chốt phiên 12/9 với mức tăng ổn định sau khi dữ liệu lạm phát mới củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 18/9 tới...

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

Hiện tượng La Nina đang tạo đà cho cổ phiếu ngành điện tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng tiêu thụ điện tăng cao nhờ sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu điện lớn, mở ra triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là thủy điện...

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...