Đến năm 2050, Hà Nội sẽ có thêm 10 cầu vượt sông Hồng

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đến năm 2050, Hà Nội sẽ có thêm 10 cầu vượt sông Hồng

Theo đó, TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển đô thị. Đồng thời hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc và đầu tư khép kín 7 tuyến đường vành đai.

7 tuyến đường vành đai được thành phố quy hoạch với tổng chiều dài 285km, mới hoàn thành hơn 132km. Trong đó, 5 tuyến vành đai chính là 1, 2, 3, 4, 5 và 2 tuyến vành đai hỗ trợ là 2,5 và 3,5.

TP Hà Nội cũng sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch, đồng bộ với quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Thời gian tới, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng thêm các cầu qua sông Hồng, sông Đuống tạo điểm nhấn về kiến trúc gắn với quy hoạch các công trình hiện đại hai bên bờ sông.

Theo quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, giai đoạn tới trên địa bàn TP Hà Nội sẽ xây dựng thêm 10 cây cầu vượt sông Hồng. Các cây cầu vượt sông Hồng nhằm kết nối giao thông thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Quy hoạch phát triển GTVT Hà Nội cho thấy 10 cây cầu vượt sông Hồng sẽ được xây dựng trong thời gian tới là: cầu Mễ Sở, Hồng Hà, cầu Thăng Long mới, cầu Tứ Liên, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2 đang xây dựng), cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, cầu Vân Phúc.

Bên cạnh đó, Thành ủy Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030.

Theo chương trình hành động của Thành ủy, TP Hà Nội sẽ mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài. Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu, xây dựng thêm một sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc gắn với xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng logistics hiện đại...

Thời gian tới, TP Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trên cao, đường sắt đô thị nổi và ngầm, các công trình ngầm gắn với khả năng kết nối đồng bộ giữa các loại hình vận tải hành khách công cộng.

TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025, khởi công thêm một tuyến đường sắt đô thị. Hà Nội sẽ đưa vào vận hành 2-3 tuyến đường sắt đô thị và đến năm 2030 hoàn thành 50% hệ thống đường sắt đô thị.

Cùng với việc phát triển giao thông công cộng, TP Hà Nội sẽ thực hiện đề án tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Xem thêm

Chủ sở hữu The Coffee House lỗ lũy kế gần 1.200 tỷ đồng

Chủ sở hữu The Coffee House lỗ lũy kế gần 1.200 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính bán niên 2022, Công ty CP Seedcom - là doanh nghiệp sở hữu hệ sinh thái bán lẻ gồm nhiều startup đình đám như The Coffee House, Juno, Hnoss, Kingfoodmart, Scommerce đã báo lỗ ròng hơn 248 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, nâng tổng lỗ lũy kế lên gần 1.200 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...