ĐHCĐ thường niên 2018: Tăng vốn ồ ạt, VPBank cần nguồn lực để thực hiện M&A

Chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng cho rằng, kế hoạch tăng vốn thêm 77% lên mức gần 27.800 tỷ đồng là cần thiết để ngân hàng chủ động đáp ứng các tiêu chuẩn Basel II, đồng thời tạo nguồn lực để tiến tới thự
ĐHCĐ thường niên 2018: Tăng vốn ồ ạt, VPBank cần nguồn lực để thực hiện M&A

Tại ĐHCĐ thường niên ngày 19/3/2018, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) trình kế hoạch kinh doanh năm 2018 tiếp tục tăng trưởng cao và kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ thêm 77% so với năm 2017.

Báo cáo với cổ đông về kết quả kinh doanh năm 2017, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank cho biết, ngân hàng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao và các chỉ tiêu chính đều cơ bản hoàn thành, như: tổng thu nhập hoạt động thuần đạt 25.026 tỷ đồng, tăng trưởng 48% so với năm trước, nhờ tín dụng tăng trưởng cao ở mức 26%. Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro đạt 16.131 tỷ đồng, tăng trưởng 57%. Sau khi trích 8.001 tỷ đồng dự phòng, VPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 8.130 tỷ đồng, sau thuế còn 6.441 tỷ đồng, tăng trưởng ở mức 64-65% so với năm trước và dẫn đầu lợi nhuận khối ngân hàng TMCP. Tổng tài sản đến cuối năm 2017 đạt 277.752 tỷ đồng, .

“Sự tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trong năm qua chủ yếu tập trung vào tín dụng tiêu dùng, khách hàng cá nhân, tín dụng tiểu thương và doanh nghiệp SME. Đây là 4 mảng chính đem về 90% thu nhập tín dụng cho ngân hàng”, ông Vinh nói.

Năm 2018, VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tiến tới mốc kỷ mục 10.800 tỷ đồng, vượt cả kết quả của Vietcombank và BIDV năm qua. Để đạt được mục tiêu, ngân hàng dự kiến sẽ đẩy mạnh tín dụng tăng 23,7% lên 24.675 tỷ đồng và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 3%. Nguồn vốn huy động thông qua tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá dự kiến tăng hơn 21% lên 199.655 tỷ đồng. Tổng tài sản dự kiến tăng hơn 29% lên mức 359.477 tỷ đồng.

Tại cuộc họp, HĐQT trình Đại hội cổ đông thông qua kế hoạch phát hành tăng vốn “khủng” tới 77% ngay trong năm 2018, lên mức 27.799,87 tỷ đồng, thông qua 5 đợt phát hành, gồm: chia cổ tức, cổ phiếu thưởng, chào bán riêng lẻ…

Ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPbank cho biết, đến cuối năm 2017, vốn chủ sở hữu của ngân hàng đã lên tới 29 nghìn tỷ đồng. Nếu phát hành thêm cổ phần thì hệ số CAR mới đạt 18%. Còn trong năm 2017, sau khi ngân hàng tăng vốn lên 15.700 tỷ đồng thì CAR mới đạt 14,6% và tính theo Basel II thì CAR đạt 12,6% đáp ứng khoảng cách rất an toàn so với mức quy định tối thiểu 8% của Thông tư 41...

“Mặc dù NHNN chưa yêu cầu VPBank phải áp dụng Basel II nhưng trong nội bộ ngân hàng đã chủ động thực hiện trước việc tăng vốn để đáp ứng Basel II… Hơn nữa, khi thị trường chứng khoán khởi sắc sẽ là thời điểm tốt để phát hành tăng vốn, nếu không làm luôn thì cơ hội có thể qua đi mất. Do đó, HĐQT xác định phải phát hành tăng vốn ngay trong năm 2018”, ông Dũng giải thích.

“Từ trước đến giờ vốn của ngân hàng chỉ đủ để chạy ăn từng bữa, không đủ nguồn lực để thực hiện M&A. Thời gian tới, chúng tôi có thể sẽ công bố phương án sáp nhập vào thời điểm phù hợp”, ông Dũng tiết lộ.

Riêng về đợt phát hành riêng lẻ thêm 250 triệu cổ phần bán cho nhà đầu tư bên ngoài trong năm 2018, tỷ lệ phát hành tối đa 15% tổng số lượng cổ phần phổ thông tại thời điểm phát hành. Giá chào bán sẽ được thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá cổ phiếu trung bình 6 tháng của năm phát hành và bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 1 năm.

Cổ đông thắc mắc về tỷ lệ phát hành thêm 15% và giá bán ra sao? Ông Dũng cho hay, đây là mức dự kiến đưa ra, còn thực tế con số có lẻ, được làm tròn và dự kiến chỉ thực hiện ở mức hơn 11%.

“Tôi chưa tiết lộ giá bán cổ phần song chúng tôi kỳ vọng giá bán cao hơn nhiều so với thị giá cổ phiếu trên sàn thời điểm hiện tại”, ông Dũng chia sẻ.

Về định hướng phát triển FE Credit trong năm 2018, Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh, năm 2014 lúc mua lại công ty tài chính khoáng sản thì mới có lợi nhuận. Do đó, định hướng ngân hàng sẽ đẩy mạnh phát triển mảng tín dụng tiêu dùng để FE Credit có doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng cao hơn.

Bên cạnh đó, mảng ngân hàng bán lẻ cũng được các ngân hàng tập trung đẩy mạnh, cạnh tranh gay gắt trong khi đó VPbank lại chưa có lợi thế ở mảng này. Song ngân hàng đang nỗ lực xây dựng và thực hiện bài bản hoạt động của ngân hàng bán lẻ.

ĐHCĐ thường niên đã biểu quyết về các tờ trình phát hành tăng vốn, chia cổ tức cho cổ đông, thưởng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu ESOP… Kỳ họp này, cổ đông VPBank được nhận “mưa” cổ phiếu nhờ ngân hàng lãi đậm. Theo đó, ngân hàng chia cổ tức 20% tiền mặt cho số cổ phần được ưu đãi cổ tức, tương ứng số tiền 146 tỷ đồng. Các cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông 30% bằng cổ phiếu và chia ngay trong quý 2/2018. Thêm vào đó, sau khi mua lại toàn bộ 73,22 triệu cổ phiếu ưu đãi cổ tức phát hành hồi năm 2015 thành cổ phiếu Quỹ, VPbank sẽ chia toàn bộ cho cổ đông hiện hữu…

Tổng mức chia cổ tức, thưởng cho cổ đông trong năm 2018 lên tới 67% tổng lượng cổ phần ngân hàng. Lãnh đạo VPbank cũng hé lộ vào ĐHCĐ thường niên năm 2019, HĐQT dự kiến sẽ tiếp tục xin ý kiến chia cổ tức, thưởng cổ phiếu với tỷ lệ hơn 60% cho cổ đông. 

>> VPBank dự kiến trả cổ tức và thưởng cổ phiếu 50%

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...