Điện than Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nước ngoài

Hiện nay, ngành điện than Việt Nam dù chiếm tỷ trong lớn trong quá trình sản xuất điện nhưng với nhiều dự án là của nhà đầu tư Trung Quốc cùng với đó là nhập một lượng than lớn, an ninh năng lượng của
Điện than Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nước ngoài

Theo thống kê đến cuối năm 2016 của Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) cho biết, trong 27 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành thì các công ty Trung Quốc là tổng thầu EPC (thiết kế - mua sắm thiết bị - xây dựng) cho 14 nhà máy. Nguồn tài chính của những nhà máy này xuất phát từ các ngân hàng Trung Quốc với khoảng 8 tỉ USD, tương đương 50% vốn nước ngoài đầu tư vào nhiệt điện than tại VN.

Cũng theo GreenID, VN có 11 dự án nhiệt điện than quy mô tỉ USD theo hợp đồng BOT ở khắp cả nước, các doanh nghiệp (DN) Trung Quốc từ tổng thầu đã trực tiếp đầu tư và tham gia vào các liên danh đầu tư. Điển hình là trường hợp Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận) có tổng vốn đầu tư dự kiến 1,755 tỉ USD. Chủ đầu tư dự án là tổ hợp 2 DN Trung Quốc chiếm tới 95% vốn và 5% vốn còn lại thuộc Tổng công ty điện lực thuộc Tập đoàn TKV. Nguồn vốn cho dự án này cũng được cấp từ tổ hợp 5 ngân hàng Trung Quốc với tổng vốn vay 1,4 tỉ USD.

Hay ở trường hợp dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Dương có tổng vốn đầu tư gần 2 tỉ USD do Tập đoàn Jaks Resources Bhd (Malaysia) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do chủ đầu tư không thể triển khai dự án và đã bán 50% cổ phần tại dự án này cho Tập đoàn điện lực Trung Quốc (CPECC).

Một dự án khác cũng mang “màu sắc” Trung Quốc là Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 2, thuộc Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh) có tổng công suất 1.200 MW, vốn đầu tư 2,2 tỉ USD do Công ty JanaKuasa (Malaysia) làm chủ đầu tư. Nhà máy này được cho phép chỉ định tổng thầu EPC là Công ty Huadian Engineering của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Trung Quốc còn tham gia  liên danh với DN đến từ các nước có trình độ cao. Điển hình là Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 (Quảng Ninh), tổng vốn đầu tư 2,1 tỉ USD, công suất 1.240 MW, chủ đầu tư là Công ty TNHH AES Mông Dương, được thành lập từ 3 DN: Tập đoàn AES của Mỹ chiếm 51% vốn, Posco Energy của Hàn Quốc với 30%, Tập đoàn đầu tư Trung Quốc - CIC chiếm 19% vốn. Nhà máy này đi vào vận hành thương mại từ tháng 4.2015.

Điều này phản ánh rằng, Trung Quốc đang là nhà đầu tư lớn trong ngành năng lượng của Việt Nam cũng như công nghệ, vốn, đến... chủ đầu tư đều là của người nước ngoài. Đồng thời các doanh nghiệp nhiệt điện than của Việt Nam đang "khá lép vế" và khó có thể chen chân vào thị trường nhiều tiềm năng này.

Sự "thống trị" của danh nghiệp Trung Quốc và các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đang khiến nhiều chuyên gia lo ngại nếu không cẩn trọng trong những hợp đồng ký kết họp tác, Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ trở thành "bãi rác công nghệ" lạc hậu đến từ Trung Quốc cũng như nhiều nước khác trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...