Điều hành giá xăng dầu: Nhiều nước giảm thuế, Nhật Bản trợ giá... Việt Nam nên chọn cách nào?

Để bình ổn thị trường trước việc giá xăng, dầu liên tục tăng trong thời gian qua nhiều nước như Thái Lan, Hàn Quốc đã giảm thuế nhiên liệu, trong khi đó Chính phủ Nhật Bản quyết định trợ giá xăng, dầu.

Hàn Quốc, Thái Lan giảm thuế nhiên liệu; Mỹ mở kho dự trữ

Theo tìm hiểu của chúng tôi tại Hàn Quốc, thuế, phí chiếm khoảng 40% giá xăng dầu, nhưng ngày 12/11/2021, Chính phủ nước này đã quyết định tạm thời giảm thuế nhiên liệu nhằm giảm bớt tác động xấu của giá dầu tăng cao đối với lạm phát tiêu dùng và đời sống người dân.

Các quan chức Chính phủ Hàn Quốc cho biết việc giảm 20% thuế đối với xăng, dầu diesel và khí hóa lỏng (LPG) sẽ được duy trì trong sáu tháng đến hết tháng 4/2022. Theo đó, thuế đối với xăng giảm từ 820 won (0,68 USD)/lít xuống còn 656 won (0,55 USD)/lít, thuế dầu diesel giảm từ 582 won/lít xuống còn 466 won/lít.

Trong khi đó tại Thái Lan, Chính phủ nước này quyết định giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với dầu diesel trong 3 tháng, về mức 3 baht một lít (tương đương mức giảm 2,99 baht mỗi lít dầu, tức khoảng 50%).

Việc này nhằm giảm mức ảnh hưởng giá dầu đang ở "đỉnh" với hàng hoá tiêu dùng, vận tải. Chính phủ nước này ước tính, việc giảm gần 50% thuế tiêu thụ đặc biệt với dầu diesel khiến doanh thu thuế giảm 17 tỷ baht. Ngoài giảm gần một nửa thuế tiêu thụ đặc biệt với dầu diesel, Chính phủ Thái Lan cũng sử dụng Quỹ Dầu để bình ổn mặt hàng này, ở mức 30 Baht một lít.

Đó là câu chuyện tại Hàn Quốc và Thái Lan, còn tại Mỹ khi giá dầu liên tục leo thang hồi tháng 1/2022 Bộ Năng lượng Mỹ thông báo đã phê duyệt việc đổi 13,4 triệu thùng dầu thô từ Kho dự trữ dầu chiến lược cho 7 công ty. Đây là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm điều chỉnh giá dầu.

Năm ngoái, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố kế hoạch xả 50 triệu thùng dầu từ Kho dự trữ dầu chiến lược, sau khi giá dầu lên mức cao nhất trong 7 năm. Ước tính Mỹ đã xả gần 40 triệu thùng dầu qua các đợt trao đổi trước đó và bán 18 triệu thùng dầu.

Giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng thời gian qua
Giá xăng dầu liên tục được điều chỉnh tăng thời gian qua

Nhật Bản trợ giá xăng, dầu để bình ổn thị trường

Một chính sách được dư luận rất quan tâm trong thời gian qua là Nhật Bản quyết định áp dụng chính sách trợ giá đặc biệt cho mặt hàng xăng, dầu nhẹ, dầu hỏa và dầu nặng nhằm bình ổn thị trường. Cụ thể ngày 25/1, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định trợ cấp cho các nhà phân phối và nhập khẩu xăng dầu để kiềm chế đà tăng giá của mặt hàng chiến lược này. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản sử dụng biện pháp này.

Nhật Bản đã đưa ra quyết định trên sau khi giá bán lẻ xăng trung bình ở nước này chạm ngưỡng 170 yen/lít lần đầu tiên sau 13 năm và 4 tháng, đáp ứng các tiêu chí để kích hoạt hệ thống trợ giá. Dự kiến, Chính phủ Nhật Bản sẽ trợ cấp 5 yen/lít cho 29 nhà phân phối và nhập khẩu xăng dầu trong thời gian từ ngày 27/1 cho đến cuối tháng 3 năm nay để giúp giảm giá xăng, dầu diesel, dầu hỏa và dầu nhiên liệu.

Ngoài chính sách nói trên, ngày 16/2, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản thông báo vào ngày 9/3 tới, nước này sẽ tổ chức bán đấu giá khoảng 1,64 triệu thùng dầu thô (tương đương 260 triệu lít dầu) từ kho dự trữ quốc gia. Đây là đợt "xả kho" thứ hai của Nhật Bản theo đề nghị phối hợp mà Mỹ đưa ra nhằm hạ nhiệt giá dầu trên thị trường.

Theo thông báo, số dầu trên sẽ bao gồm 110 triệu lít dầu từ kho chứa ở thành phố Tomakomai, tại miền Bắc Nhật Bản và 150 triệu lít dầu từ kho chứa của nhà máy lọc dầu thuộc tập đoàn Eneos ở thị trấn Kiire, miền Nam Nhật Bản. Số dầu thô tại thị trấn Kiire thuộc sở hữu của nhà nước và được trữ trong các bồn chứa thuê của các công ty tư nhân.

Tháng 11/2021, Nhật Bản tuyên bố sẽ xả vài trăm triệu lít dầu theo đề nghị của Mỹ nhằm hạ nhiệt giá dầu, cũng như đổi bớt lượng dầu cũ trong kho dự trữ quốc gia. Trong đợt bán ra đầu tiên vào ngày 9/2, Nhật Bản đã bán tổng cộng 628.980 thùng dầu (tương đương 100 triệu lít dầu). Nhu cầu phục hồi và nguồn cung hạn chế là nguyên nhân khiến giá dầu tăng vọt lên hơn 90 USD/thùng.

Việc điều tiết một cách linh hoạt và kìm hãm tối đa đà tăng của giá xăng, dầu trong thời điểm này là rất cần thiết nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, để giá xăng dầu ảnh hưởng đến chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế của đất nước. Từ những bài học kinh nghiệm điều hành giá xăng, dầu của một số nước trên thế giới như đã nêu trên, Chính phủ Việt Nam có thể đúc rút sau đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhất.

Xem thêm

Quỹ bình ổn xăng dầu dư 1.821 tỷ đồng

Quỹ bình ổn xăng dầu dư 1.821 tỷ đồng

So với lần công bố ngày 19/1 là 1.790 tỷ đồng, quỹ bình ổn của Petrolimex tăng 31 tỷ đồng, còn so với ngày 4/1 là 1.805 tỷ đồng, quỹ bình ổn của DN này tăng 16 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…