Doanh nghiệp nêu ra vướng mắc khi triển khai Nghị định 87 về kinh doanh khí

Theo lộ trình triển khai Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15/6/2018 của Chính phủ về kinh doanh khí, từ ngày hôm nay 1/8 nghị định này sẽ chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đã nêu ra
Doanh nghiệp nêu ra vướng mắc khi triển khai Nghị định 87 về kinh doanh khí

Theo ý kiến phản hồi của Hiệp hội gas (VIETGAS) và một số doanh nghiệp, trong quy định tại Nghị định mới đã phát sinh tới 3 loại hình thương nhân xuất nhập khẩu khí, bao gồm thương nhân nhân xuất, nhập khẩu khí dạng rời; thương nhân xuất, nhập khẩu LPG kinh doanh LPG chai và thương nhân xuất, nhập khẩu kinh doanh khí qua đường ống, điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Nghị định số 87/NĐ-CP.

Trong khi đó, Hiệp hội gas và các doanh nghiệp nhận thấy điều kiện đưa ra để được cấp Giấy Chứng nhận đủ điều kiện là thương nhân xuất - nhập khẩu khí dạng rời chỉ cần cầu cảng, bồn chứa; thương nhân xuất - nhập khẩu LPG chỉ cần bổ sung chai; thương nhân xuất nhập khẩu khí qua đường ống chỉ cần bổ sung đường ống, trạm cấp khí cũng là chưa hợp lý. Quy định thương nhân kinh doanh mua bán khí phải có đường ống vận chuyển khí, trạm cấp khí là không cần thiết, chồng lấn các điều kiện với nhau.

Đối với điều kiện kinh doanh của cửa hàng bán lẻ LPG, Hiệp hội gas và các doanh nghiệp lo ngại dễ phát sinh việc mua bán LPG chai lòng vòng, không thể kiểm soát được chất lượng, giá cả và tính an toàn của chai LPG lưu thông trên thị trường.

Trong khi hiện nay trên thị trường kinh doanh LPG, liên tục xảy ra các vụ việc liên quan đến hành vi chiếm dụng, cắt tai, mài vỏ chai LPG, chai LPG không có nhãn hiệu hàng hóa, chai LPG không đáp ứng an toàn kỹ thuật, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến tính mạng người tiêu dùng, làm thiệt hại kinh tế của các thương nhân đầu tư kinh doanh chân chính, bài bản.

Hơn nữa, Nghị định 87 cho phép thương nhân kinh doanh LPG được thuê chai LPG, nhưng không quy định chai LPG phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường LPG, khi xảy ra cháy nổ sẽ không thể gắn trách nhiệm cụ thể đến từng thương nhân, không gắn và truy trách nhiệm cuối cùng của thương nhân đối với chai LPG.

“Nếu cho phép thuê và đi thuê chai chứa LPG sẽ có nguy cơ rất cao, hình thành đối tượng chuyên đi thu gom chai chứa LPG của các chủ sở hữu đang lưu hành trên thị trường, sau đó hoán cải thành các nhãn hiệu nổi tiếng khác và cho thuê làm rối loạn thị trường, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhãn hiệu gas chân chính, gây mất an toàn cho người sử dụng”, Hiệp hội gas cũng như các doanh nghiệp cùng chung băn khoăn.

Đối với quy định việc lập sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi chai LPG bán cho thương nhân kinh doanh LPG khác hoặc khách hàng sử dụng, Hiệp hội gas cũng như các doanh nghiệp cho rằng, chi phí thực hiện việc lập sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử sẽ là rất lớn do quy mô chai LPG lưu thông trên thị trường trên 20 triệu chai.

Cho nên, để quản lý cụ thể, chi tiết thông tin từng chai LPG như quy định sẽ lãng phí nguồn lực lớn của doanh nghiệp. Trong khi các thương nhân kinh doanh LPG chủ yếu là các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ con người và trình độ để thực hiện quy định này.

Bên cạnh đó, Nghị định còn thiếu quy định về việc tuân thủ pháp luật về kê khai giá, kiểm soát giá LPG. Với quy định không đầy đủ các loại hình thương nhân theo chuỗi và hệ thống, dẫn tới từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các loại hình thương nhân không biết triển khai công tác đăng ký và kê khai giá.

Vì thế, nếu không quy định rõ nghĩa vụ của từng loại hình thương nhân phải tuân thủ và thực hiện thủ tục nào, gửi đến cơ quan nào sẽ dấn đến phát sinh nhiều khó khăn, tiêu cực và tăng khối lượng kỷ lục thủ tục hành chính về đăng ký/kê khai giá.

Trong khi tại Việt Nam hiện có khoảng 16.000 thương nhân kinh doanh LPG, đa số trong đó là loại hình thương nhân Tổng đại lý, đại lý với quy mô nhỏ, nguồn lực để đáp ứng các yêu cầu còn hạn chế.

1

Có thể bạn quan tâm