Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI và nghịch lý liên quan ngân sách nhà nước

Dù kinh doanh không hiệu quả, nhưng doanh nghiệp nhà nước (DNNN) lại là khối có đóng góp ngân sách nhà nước cao nhất.
Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp FDI và nghịch lý liên quan ngân sách nhà nước

Theo kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017 do Tổng cục Thống kê thực hiện, trong năm 2016, khu vực FDI có mức doanh thu thuần tăng mạnh nhất với 134,5% so với năm 2011 và chiếm 27,4% tổng doanh thu thuần.

Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có doanh thu thuần tăng 78,8% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 55,9% toàn bộ khu vực doanh nghiệp.

Tỷ trọng doanh thu thuần thấp nhất thuộc về khu vực DNNN. Cụ thể, khu vực này chỉ chiếm 16,7% doanh thu thuần của khu vực. Theo đó, mức tăng thấp nhất đạt 244 nghìn tỷ đồng, doanh thu thuần bình quân năm tăng 1,7%.

Như vậy, dù là khu vực kinh tế tạo kinh tế tạo động lực nhưng DNNN lại có mức tăng thấp nhất trong 5 năm qua.

Số liệu cũng cho thấy khu vực doanh nghiệp FDI dẫn đầu về hiệu suất sinh lời trên tài sản và vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác với 6,9% (năm 2016), tiếp đến là khu vực DNNN đạt 2,6% và thấp nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nước 1,4%.

Tuy nhiên, phía Tổng cục Thống kê cũng nghi nhận việc DNNN, vốn được coi là kinh doanh không hiệu quả, đang có các mức đóng góp ngân sách cao nhất.

Trong năm 2016, bình quân một doanh nghiệp của khu vực DNNN đóng ngân sách 104 tỷ đồng, cao hơn rất nhiều so với doanh nghiệp FDI là 18 tỷ đồng và doanh nghiệp ngoài nhà nước là 1 tỷ đồng.

Tỷ lệ nộp ngân sách của DNNN chiếm 32,1% trong tổng số thuế và các khoản đã nộp ngân sách của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Tỷ lệ này của doanh nghiệp FDI và ngoài nhà nước lần lượt là 38,7% và 29,1%.

Trong đó, mức thuế và các khoản đã nộp ngân sách của các doanh nghiệp lớn chiếm tới 67,5%, các doanh nghiệp nhỏ chiếm 19,4% còn lại là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Nghịch lý về tỷ lệ đóng góp cho ngân sách nhà nước giữa các khu vực được ông Phạm Đình Thuý, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp giải thích là do chính sách thuế khác nhau giữa các ngành kinh doanh.

Theo đó, các doanh nghiệp trong nước hoạt động trong các ngành kinh tế chủ yếu có lao động phổ thông nên bị áp thuế GTGT, Thuế TNDN ở mức cao. Trong khi doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành công nghệ cao nên được áp dụng thuế TNDN giảm 50% trong năm đầu kinh doanh. Bên cạnh đó, các lĩnh vực này đều là có lãi suất cao.

Chính bởi vậy, lợi nhuận lãi suất của các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công nghệ cao tuy rất cao nhưng tỷ lệ đóng góp cho ngân sách thấp.

Về chính sách thuế, Việt Nam không phân biệt các loại hình doanh nghiệp, bà Lê Thị Duyên Hải, Vụ trưởng Vụ Kê khai và Kế toán thuế (Tổng cục Thuế) cho biết. Theo đó, bà giải thích chỉ có các ngành kinh tế với thuế suất GTGT là 5%, 10%.

Mức thuế này áp dụng chung cho khu vực doanh nghiệp, chỉ có khác biệt phần thuế TNDN cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ để hỗ trợ.

DNNN có tỷ lệ đóng góp cao hơn so với các khu vực kinh tế khác là vì khu vực này phải đóng góp thêm khoản cổ tức và lợi nhuận sau thuế do sử dụng vốn của Nhà nước. Bà Hải cho biết tỷ lệ này chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu ngân sách. Năm 2017, khoản cổ tức và lợi nhuận sau thuế của DNNN đóng góp vào ngân sách 67.000 tỷ đồng, năm 2016 là 65.000 tỷ đồng.

Theo Nhịp sống kinh tế

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…