Đổi mới và số hoá ngành hàng hải Việt Nam

Để phát triển và đứng vững trước thách thức thời đại, mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải cần nỗ lực đổi mới và số hóa…

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải cần nỗ lực đổi mới và số hóa
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải cần nỗ lực đổi mới và số hóa

Đó là nhận định của đa số các đại biểu có mặt tại hội thảo "Khám phá thực trạng Hàng hải Việt Nam cùng APM” diễn ra mới đây tại Hà Nội.

Theo ông Khương Duy Hiệp, Giám đốc Kinh doanh và Quản lý Dự án tại Royal HaskoningDHV, nền kinh tế định hướng xuất khẩu đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến nhiều cảng biển Việt Nam hoạt động gần như tối đa công suất.

ong-khuong-duy-hiep-giam-doc-phat-trien-kinh-doanh-giam-doc-du-an-royal-haskoning-dhv-4622.jpg
Ông Khương Duy Hiệp - Giám đốc Kinh doanh & Quản lý Dự án tại Royal HaskoningDHV

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng nhanh nhất châu Á, trong đó lĩnh vực hàng hải đã có sự tăng trưởng khả quan, khả năng phục hồi và thích ứng cao, bất chấp những khó khăn do hậu quả của Covid-19 gây ra.

Cụ thể, trong năm 2022, khối lượng hàng container thông qua cảng biển ước đạt 25,09 triệu TEU, tăng 5% so với năm 2021; trong đó sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vận tải quốc tế tăng 10% (khoảng 1,29 triệu tấn) so với năm 2021. Đội tàu biển Việt Nam đặt mục tiêu mở rộng các tuyến vận tải quốc tế, trở thành cửa ngõ trung chuyển hàng hải ở Đông Nam Á. Vận tải biển hiện đảm nhận vận chuyển đến 90% lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và là huyết mạch của hệ thống vận tải và phân phối tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ông Khương Duy Hiệp cũng cho rằng, việc cơ sở hạ tầng đường bộ và đường sắt còn kém phát triển đã dẫn đến nhiều hệ lụy như tắc nghẽn, chậm trễ và gia tăng chi phí hậu cần. Để phát triển và đứng vững trước thách thức thời đại, mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải cần nỗ lực đổi mới và số hóa, giúp Việt Nam phát huy tối đa tiềm năng hàng hải của đất nước.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Ban nghiên cứu và Phát triển Thị trường Phòng Marketing, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cũng đưa ra một thực tế, đổi mới và hiện đại hoá trong lĩnh vực hàng hải ở Việt Nam không quá cao so với thế giới. Hiện Việt Nam đang chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu tiếp cận chuyển đổi số.

ong-dau-quoc-hung-pho-ban-nghien-cuu-va-phat-trien-thi-truong-phong-marketing-tong-cong-ty-tan-cang-sai-gon-9924.jpg
Ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Ban nghiên cứu và Phát triển Thị trường Phòng Marketing, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn

Trước thực trạng đó, ông Hưng cho rằng: “Chuyển đổi số và hiện đại hoá nên được thực hiện đồng thời và đồng bộ trong toàn chuỗi cung ứng. Các doanh nghiệp logistics cũng nên tuỳ theo quy mô của mình tìm cách chuyển đổi số để đồng bộ về mặt hiện đại hoá trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam”.

Nhiều đại biểu cũng cho rằng, Việt Nam là thành viên tích cực của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), đồng thời đang theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Cam kết Net Zero của Việt Nam đến năm 2050 bao gồm kế hoạch phát triển cảng xanh đầy tham vọng, khiến đây trở thành thời điểm thú vị nhưng cũng vô cùng thách thức đối với ngành hàng hải Việt Nam. Để đạt được những mục tiêu này vào năm 2050, toàn bộ ngành hàng hải Việt Nam cần phải hiểu rõ các điều kiện cần thiết mang tính chiến lược.

“Ngành hàng hải Việt Nam đang đứng trước cơ hội tốt để phát triển và đóng vai trò quan trọng hơn trong khu vực Đông Nam Á. Triển lãm APM 2024 tại Singapore sẽ là tiền đề cho các cuộc thảo luận và xây dựng mối quan hệ với cộng đồng hàng hải quốc tế đang mong muốn hợp tác với Việt Nam”, bà Yeow Hui Leng, Giám đốc Dự án Cao cấp, RX Singapore cho hay.

Tại hội thảo, Ban tổ chức đã thông tin về Triển lãm Hàng Hải châu Á lần thứ 18 (APM 2024) sẽ diễn ra từ ngày 13-15/3/2024 tại Singapore, với sự tham dự của hơn 1.400 thương hiệu quốc tế đến từ 60 quốc gia, cùng với sự tham gia của hơn 14.000 khách thương mại đến từ châu Á.

Với chủ đề “Tương lai của tàu thuyền, giải pháp cho ngày mai”, tại APM 2024, hơn 80 nhà lãnh đạo hàng hải toàn cầu sẽ đưa ra quan điểm quốc tế về xu hướng chính bao gồm đổi mới, phát triển bền vững và nhân tài hàng hải. Những người ra quyết định, người dùng cuối và tất cả cộng đồng hàng hải trong khu vực sẽ có cái nhìn tổng quan và sắc nét hơn về chương trình nghị sự của ngành hàng hải trong những thập kỷ tới, hiểu rõ phương pháp tiếp cận mới để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á.

Xem thêm

Nâng cao năng lực ngành hàng hải Việt Nam tại APM 2018

Nâng cao năng lực ngành hàng hải Việt Nam tại APM 2018

Triển lãm Hàng hải châu Á (APM) lần thứ 15 – sự kiện lớn và uy tín nhất trong lĩnh vực hàng hải, đóng tàu, tàu công nghiệp và ngoài khơi tại Đông Nam Á, sẽ được tổ chức tại Singapore từ ngày 14 – 16/3

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Gần 2 triệu thiết bị Masstel bán ra, Masscom hỗ trợ người dân dễ dàng chuyển đổi số

Công ty Cổ phần Masscom Việt Nam công bố những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024 khi tăng trưởng vượt mục tiêu 20% với hàng triệu sản phẩm được bán ra, trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong công nghệ di động, giải pháp công nghệ giáo dục và sản phẩm công nghệ trẻ em…