Đồng loạt giảm lãi suất: Chờ sự bùng nổ dòng tiền

Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh các lãi suất điều hành và trần lãi suất. Đây là tín hiệu cho thấy, chi phí sản xuất kinh doanh có thể giảm và dòng tiền vào
Đồng loạt giảm lãi suất: Chờ sự bùng nổ dòng tiền

Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên

Giảm diện rộng

Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra quyết định giảm lãi suất điều hành bớt 0,25% và trần lãi suất cho vay ngắn hạn vào ngày 7/7/2017, áp dụng từ 10/7 hàng loạt các ngân hàng đã có những động thái giảm lãi suất.

Hàng loạt các ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV, Ảgribank, Sacombank, LienVietPostBank, Eximbank… đều điều chỉnh lãi suất cho vay về mức tối đa 6,5%/năm đối với nhu cầu vốn thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.

Phản ứng là khá nhanh, nhưng trên thực tế, lãi suất giảm được ghi nhận chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như: phát triển nông nghiệp, nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ; và phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Với nhóm các lĩnh vực này, lãi suất phần lớn cả đều giảm 0,5% về mức trần mới là 6,5%. Riêng BIDV và LienVietPostBank đưa về 6%, tức thấp hơn trần 0,5%. Các khách hàng vay vốn phải có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lịch sử tín dụng tốt và xếp hạng khách hàng cao tại các ngân hàng...

BIDV thậm chí còn áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 5,5%/năm đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình chịu ảnh hưởng lũ lụt tại các tỉnh miền Trung. Và cũng áp 5,5%/năm đối với gí tín dụng 10.000 tỷ đồng ngắn hạn VND dành cho khách hàng mới thuộc đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDIs), Doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp siêu nhỏ.

BIDV cũng nghiên cứu triển khai gói tín dụng trung dài hạn ưu đãi cho vay đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch với lãi suất thấp hơn mứcthông thường đến 1,0%năm.

Ngân hàng LienVietPostBank cho biết kể từ ngày 8/7/2017, ngân hàng này giảm 0,25% lãi suất cho vay đối với tất cả các kỳ hạn cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch xếp hạng AA trở lên.

VPBank công bố áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp giảm từ 0,5% đến 1%, tùy lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp, thời gian quan hệ tín dụng với VPBank, mức độ đa dạng các sản phẩm ngân hàng mà doanh nghiệp sử dụng cũng như chất lượng thanh toán nợ.

Có thể nói đây là hành động thiết thực và cam kết mạnh mẽ của ngành ngân hàng trong việc chủ động, tiên phong thực hiện các chính sách điều hành của Chính phủ, nỗ lực vì mục tiêu chung phát triển kinh tế.

Chờ thêm thời gian

Nhìn sơ bộ, diện giảm khá rộng bởi các ngân hàng đều vào cuộc. Mặc dù vậy, số lượng các doanh nghiệp thực tế được hưởng lợi và dòng tiền vốn giá giá rẻ đến với nền kinh tế là bao nhiều thì vẫn cần thời gian để có thể xác định được chính xác.

Có thể nói, quyết định của NHNN vừa đưa ra ở một góc độ nào đó có thể coi là một chính sách nới lỏng tiền tệ. Đây là một quyết định đúng đắn trong bối cảnh tính thanh khoản trong hệ thống ngân hàng hiện khá tốt, lạm phát ở mức thấp và nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng và đẩy mạnh tính cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung rất lớn.

Lãi suất liên ngân hàng gần đây giảm mạnh xuống chỉ còn chỉ còn khoảng 2,11-2,33%/năm đối với kỳ hạn 1-2 tuần.

Nhiều nhà đầu tư đánh giá cao quyết định giảm lãi suất lần này, cho đây là một quyết định kịp thời và mũi tên nhiều đích. Việc giảm lãi suất ở vào thời kỳ rất thuận lợi và dự trữ ngoại hối của Việt Nam ở mức cao kỷ lục.

Cùng với chính sách lãi suất, các chính sách thông thoáng hơn về xử lý nợ xấu (có hiệu lực từ giữa tháng 8) sẽ có tác động lớn tới dòng vốn của ngân hàng ra nền kinh tế. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 18% có thể khả thi.

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, trưởng phòng môi giới chi nhánh TP.HCM CTCK Vndirect, vấn đề nằm ở chỗ: việc lãi suất gửi đi một thông điệp rõ ràng. Thông điệp đó là: tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nó giúp làm làm tăng thanh khoản cho thị trường tài sản gồm bất động sản và chứng khoán.

Thị trường chứng khoán cũng đã phản ứng khá tích cực với thông tin lãi suất. Chỉ số VN-Index tăng khá mạnh trở lại với giao dịch tăng vọt. Khối ngoại vẫn đang cần mẫn đổ tiền vào các cổ phiếu Việt Nam.

Theo lý thuyết, việc NHNN giảm lãi suất điều hành bớt 0,25% rõ ràng sẽ giúp các ngân hàng thương mại tiếp cận được lãi suất thấp hơn. Và do vậy, các NHTM sẽ cho vay ra ở mức lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, có giảm được hay không phụ thuộc vào việc NHNN có cung tiền ra thị trường hay không và cung bao nhiêu.

Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi những công bố cụ thể từ các ngân hàng về các gói tín dụng hấp dẫn để hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp. Còn đối với lĩnh vực ưu tiên, giới đầu tư cũng đang trông đợi những doanh nghiệp mới được tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ mới này, thay vì một số ít các doanh nghiệp có uy tín được vay với lãi suất thấp như hiện nay.

Theo tính toán của các chuyên gia, lãi suất giảm 1-2% thì tăng trưởng kinh tế cũng có thể tăng thêm ở mức tương tự. Tuy nhiên, để mặt bằng lãi suất giảm tới mức đó thì còn phụ thuộc vào rất nhiều điều, trong đó có việc xử lý khối nợ xấu khổng lồ và thực tế cho vay các gói lãi suất thấp của các ngân hàng.

Theo M. Hà/Vietnamnet

>> Lãi suất cho vay giảm, lợi nhuận ngân hàng “trôi” về đâu?

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...