Động lực nào cho thị trường công nghệ thông tin, viễn thông Việt Nam?

Hiện nay, thị trường công nghệ thông tin, viễn thông đang trong quá trình phát triển, song quá trình này còn gặp nhiều khó khăn, do đó cần có những động lực cụ thể giúp thị trường này tăng tốc hơn nữa…
công nghệ thông tin
thị trường công nghệ thông tin, viễn thông đang trong quá trình phát triển. Ảnh minh hoạ

Trong bối cảnh xuất hiện nhiều thách thức mới nổi và chuyển biến bất ngờ trên các khía cạnh kinh tế vĩ mô toàn cầu, ngành công nghệ thông tin, viễn thông đã có những bước tiến mạnh mẽ, tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2022.

Doanh thu ước đạt 148 tỷ USD

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7%, trong khi số lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký năm 2022 khoảng 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với năm 2021.

Sau 4 năm kể từ khi thông điệp “Make in Vietnam” chính thức được đưa ra, công nghệ thông tin và viễn thông đã trở thành ngành kinh tế động lực của cả nước, giữ vai trò dẫn dắt, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số và chính phủ số. Tỷ lệ đóng góp vào GDP của lĩnh vực công nghiệp thông tin cũng như kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử đều ghi nhận sự gia tăng so với thời điểm năm 2021.

Trong năm qua cũng đánh dấu sự kiện Việt Nam có tên trong danh sách số ít quốc gia sản xuất được chip trên thế giới và ra mắt hệ sinh thái điện toán đám mây lớn nhất nước ta.

Đặc biệt, một dấu ấn tích cực khác của ngành trong năm 2022 là đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam chuyển hướng từ gia công sang đầu tư cho nghiên cứu phát triển, bằng việc thiết lập các trung tâm R&D tại Việt Nam. 

Khoảng 60% số doanh nghiệp đang làm gia công đã chuyển trọng tâm từ gia công từng công đoạn có giá trị thấp sang làm toàn bộ giải pháp, sản phẩm mang lại giá trị cao.

Tuy nhiên, giai đoạn từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023 chứng kiến các doanh nghiệp trong ngành dần “ngấm đòn” từ sức cầu yếu do rủi ro suy thoái kinh tế thế giới và áp lực lạm phát.

Quý 1/2023, doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin cũng như kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử Việt Nam giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, lũy kế doanh thu toàn ngành tính đến hết tháng 3/2023 ước đạt 845.577 tỷ đồng, tỷ lệ doanh thu ước đạt 20% so với kế hoạch năm. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử ước đạt khoảng 26,6 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ.

Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại đã gây ra những ảnh hưởng rõ nét đến nền kinh tế nói chung, trong đó có ngành công nghệ thông tin và viễn thông. Sự giảm tốc này được dự báo sẽ ít nhiều còn ảnh hưởng đến kế hoạch ngân sách đầu tư và chi tiêu cho công nghệ thông tin và viễn thông của các khách hàng trong năm tới và sẽ có sự phân hóa trong diễn biến của các phân khúc dịch vụcông nghệ thông tin và viễn thông. Chi tiêu cho các thiết bị phần cứng dễ bị ảnh hưởng, do lạm phát đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng và việc trì hoãn các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng tại chỗ đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh bảo vệ dòng tiền và tăng cường chuyển đổi sang ứng dụng Cloud.

Theo kết quả khảo sát do Vietnam Report tiến hành vào tháng 3/2023 chỉ racông nghệ thông tin và viễn thông dẫn đầu top 7 ngành được đánh giá có tiềm năng tăng trưởng tốt trong ít nhất 2-3 năm tới với tỷ lệ 63,6% số doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên với kết quả từ quý đầu năm và diễn biến của những cơn gió ngược trên thị trường thế giới, triển vọng tăng trưởng đã thấp đi đáng kể.

Trong kết quả khảo sát Vietnam Report thực hiện vào tháng 5-6/2023, tất cả các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành đều không có kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngànhcông nghệ thông tin và viễn thông, 71,4% nhận định sẽ duy trì đà tăng trưởng và 28,6% nhận định sẽ có sự suy giảm đà tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2023.

6 động lực thúc đẩy

Mặc dù có thể gặp nhiều khó khăn trong ngắn hạn, song triển vọng trung và dài hạn của ngành vẫn được đánh giá khả quan. Kết quả khảo sát Vietnam Report chỉ ra 6 động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy thị trường công nghệ Việt Nam năm 2023.

Thứ nhất, các chính sách hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số từ Chính phủ, hiện Việt Nam là một quốc gia có tinh thần đổi mới sáng tạo cao. Theo báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo Toàn cầu năm 2022, Việt Nam hiện đứng thứ 48 trong số 132 nền kinh tế về năng lực đổi mới sáng tạo, xếp thứ ba trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, Chính phủ luôn chú trọng ưu tiên thúc đẩy sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, coi đây là lực đẩy chủ đạo gắn với sự tiến bộ của nền kinh tế.

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã mở chiến dịch hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số vươn ra thế giới, cùng động thái đầu tiên là thành lập và ra mắt “Tổ tư vấn Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài”.

Với thuận lợi từ những chính sách đẩy mạnh phát triển kinh tế số, coi đây là mục tiêu được ưu tiên cao trong các chiến lược phát triển quốc gia của Chính phủ, sát cánh, đồng hành cùng doanh nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, đây thực sự là một cơ hội lớn, là tiền đề hậu thuẫn cộng đồng doanh nghiệp trong ngành duy trì nhịp tăng trưởng đều đặn, phát triển vững mạnh trong thời gian tới.

Hai là, tỷ lệ người dùng Internet và các sản phẩm, thiết bị, dịch vụ công nghệ ở mức cao so với thế giới. Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây có tốc độ tăng trưởng cao với thị trường nội địa lớn và đa dạng, số lượng người tiêu dùng sử dụng công nghệ số ngày càng tăng, dân số trẻ, nhạy bén với cái mới, số người dùng thiết bị thông minh chiếm tỷ lệ cao. Theo báo cáo Vietnam Digital 2023, tính đến tháng 1/2023, Việt Nam có gần 78 triệu người sử dụng Internet, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ người dùng so với tổng dân số ghi nhận tăng trưởng từ mức 73,2% lên 79,1%.

Năm vừa qua cũng ghi nhận tỷ lệ người dân thay đổi số lượng thiết bị so với năm trước tăng 3,6%; theo đó, trung bình mỗi người dân sở hữu 1,64 thiết bị so với mức 1,58 thiết bị trong năm trước đó. Tất cả những số liệu trên đều chỉ ra mảnh đất màu mỡ mà các doanh nghiệp trong ngành có thể khai phá, mở rộng cơ sở khách hàng, tạo ra đột phá tăng trưởng và đóng góp vào tiến bộ của nền kinh tế kỹ thuật số.

Ba là, sự dịch chuyển của các ông lớn sản xuất trên thế giới đầu tư vào Việt Nam. Các công ty đa quốc gia có xu thế dịch chuyển hoạt động sản xuất từ những nước có tình trạng bất ổn sang Việt Nam, nắm bắt cơ hội này chúng ta đã thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ quốc tế. Cổ phần của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cũng được các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài quan tâm. Điều này cũng mở ra các cơ hội hợp tác, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin lớn cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước.

Để duy trì tăng trưởng trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, với nội tại có được từ xu hướng chuyển đổi số, các doanh nghiệp công nghệ cần giữ vững mục tiêu phát triển, đưa ra những chiến lược hành động cân bằng, toàn diện xoay quanh các vấn đề công nghệ, quy trình và con người.

công nghệ thông tin

Theo khảo sát của Vietnam Report, top 6 chiến lược ưu tiên được thực hiện trong năm 2023 bao gồm, nâng cao năng lực cạnh tranh so với những đối thủ công nghệ khác (85,7%); tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (71,4%); tăng cường hoạt động R&D (64,3%); nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp trên truyền thông (53,8%); nâng cao hệ thống quản trị, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro (51,7%) và cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (50,0%).

Với sự gia tăng của các hình thức và số lượng tấn công mạng qua từng năm cùng tính chất phát triển nhanh và luôn thay đổi của ngành, doanh nghiệp công nghệ phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến sự cạnh tranh, sự đổi mới, sự bảo mật, sự tuân thủ pháp luật và sự hài lòng của khách hàng lớn hơn các ngành khác.

Việc ưu tiên quản lý hệ thống, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro, giúp doanh nghiệp nhận diện các rủi ro đang tiềm ẩn, đánh giá mức độ rủi ro, từ đó có thể xây dựng, cải thiện dựa trên kinh nghiệm và phản hồi.

Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy công tác đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng cho hệ thống quản trị từ giai đoạn trước đã bước đầu mang lại hiệu quả, theo đó mức độ ưu tiên cho các chiến lược nâng cao hệ thống quản trị, đặc biệt là hệ thống quản trị rủi ro chỉ tăng nhẹ.

Có thể bạn quan tâm