ĐSQ Indonesia tìm kiếm đối tác nhập khẩu về dầu cọ

Tham tán Kinh tế Đại sứ quán (ĐSQ) Indonesia tại Hà Nội mong muốn được VACOD hỗ trợ trong việc tìm kiếm đối tác Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng dầu cọ của Indonesia.

Đây là nội dung chính diễn ra trong buổi làm việc giữa TS. Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD), Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA) với bà Masriati Lita Saadia Pratama - Tham tán Kinh tế Đại sứ quán Indonesia tại Hà Nội chiều 3/8.

TS. Nguyễn Hồng Sơn và bà Masriati Lita Saadia Pratama - Tham tán Thương mại ĐSQ Indonesia tại Hà Nội trong buổi làm việc
TS. Nguyễn Hồng Sơn và bà Masriati Lita Saadia Pratama - Tham tán Thương mại ĐSQ Indonesia tại Hà Nội trong buổi làm việc

Tham dự buổi làm việc về phía ĐSQ Indonesia tại Hà Nội có ông Marbun Sriotide - Cán bộ Phụ trách Phòng Kinh tế, thương mại, đầu tư ĐSQ. Về phía VACOD có ThS. Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký VACOD, bà Tưởng Thị Thu Thủy - Phó Tổng Thư ký VACOD cùng đại diện một số doanh nghiệp đến từ Tổng công ty Hapro.

Tại buổi làm việc, TS. Nguyễn Hồng Sơn bày tỏ mong muốn cuộc làm việc này là tiền đề để sự hợp tác giữa các hiệp hội như VACOD, HBA và VCCI với ĐSQ Indonesia ngày càng khăng khít hơn, tạo sự đột phá, tăng sự hợp tác cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hai bên để sự hợp tác diễn ra một cách tốt nhất.

Tham tán Kinh tế Đại sứ quán Indonesia Hà Hội, bà Masriati Lita Saadia Pratama khẳng định Việt Nam là một trong những đối tác chiến lược của Indonesia. Bà Masriati dẫn chứng, trong khối ASEAN, Việt Nam là một trong 4 nước đạt sự hợp tác về thương mại lớn nhất với Indonesia; Việt Nam cũng thuộc một trong 10 nước mà Indonesia trao đổi thương mại nhiều nhất so với các nước trên thế giới; Việt Nam cũng là nước duy nhất trong khối ASEAN có ký hiệp định hợp tác chiến lược với Indonesia.

“Với những kết quả tốt đẹp trên, tôi mong muốn trong thời gian tới hai bên sẽ tăng cường sự hợp tác hơn nữa đối với các mặt hàng đang là thế mạnh của cả hai” - Bà Masriati Lita Saadia Pratama nói.

Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc

Tham tán ĐSQ Indonesia Hà Nội cũng bày tỏ mong muốn được VACOD hỗ trợ tìm kiếm đối tác Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng dầu cọ của Indonesia.

Đáp ứng nhu cầu này, tại buổi làm việc, VACOD đã kết nối ĐSQ Indonesia Hà Nội với doanh nghiệp hội viên là Tổng công ty thương mại Hà Nội – CTCP Hapro để hai bên tìm hiểu cơ hội hợp tác.

Đại diện cho Hapro, bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Trưởng ban đối ngoại cho biết, thị trường dầu ăn tại Việt Nam hiện nay đang vô cùng cạnh tranh, đặc biệt là dầu ăn hướng dương của LB Nga đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó, không chỉ dầu ăn nhập khẩu đa dạng về chủng loại mà dầu ăn sản xuất trong nước cũng rất phong phú. Tuy nhiên đại diện Hapro khẳng định, sẽ nghiên cứu nghiêm túc về mặt hàng này và mong phía Indonesia sớm gửi các thông tin về sản phẩm dầu cọ để Hapro gửi tới các đầu mối trong hệ thống 22 công ty thành viên của Hapro.

Hapro cũng khẳng định sẽ tìm hiểu thêm về các sản phẩm khác của Indonesia để cùng hợp tác trong thời gian tới. “Hiện chúng tôi đang triển khai tìm kiếm nhiều sản phẩm cho dịp Tết, nên chúng tôi rất quan tâm đến các sản phẩm như bánh hộp hay các sản phẩm tiêu dùng khác của Indonesia để đưa vào giỏ quà. Tôi nghĩ đây là dịp để hai bên có thể tìm hiểu sâu rộng và đi đến sự hợp tác với nhau” – Đại diện Hapro nhận định.

Ông Lê Anh Tuấn - Phó Tổng Giám đốc Hapro cũng bày tỏ mong muốn ĐSQ làm cầu nối để doanh nghiệp hai bên tìm hiểu cơ hội hợp tác nếu doanh nghiệp Indonesia quan tâm đến sản phẩm hàng hoá của Hapro, nhất là đối với các mặt hàng xuất khẩu như hạt điều thô, lạc, hạnh nhân, gạo.

“Hiện chúng tôi cũng đã hợp tác với một số doanh nghiệp Indonesia để nhập khẩu hạt điều thô. Tuy nhiên chúng tôi mong được hợp tác thêm với các doanh nghiệp uy tín khác nữa” – ông Tuấn nói.

VACOD tặng quà lưu niệm cho phía ĐSQ Indonesia tại Hà Nội
VACOD tặng quà lưu niệm cho phía ĐSQ Indonesia tại Hà Nội

Bà Masriati Lita Saadia Pratama cho biết, hạt điều thô là sản phẩm nằm trong TOP 18,19 các sản phẩm mà Indonesia đang xuất khẩu sang Việt Nam. Tuy nhiên, bà Masriati khẳng định sẽ liên lạc với các doanh nghiệp vừa uy tín vừa có kinh nghiệm để hai bên tìm hiểu về cơ hội hợp tác. Về mặt hàng gạo, Tham tán Thương mại ĐSQ Indonesia Hà Nội khẳng định đây là mặt hàng mà hai bên có thể hợp tác bởi Indonesia đang là nước nhập khẩu gạo với số lượng lớn từ Việt Nam.

Phát biểu kết thúc buổi làm việc, TS Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, mặc dù mục đích chính của buổi làm việc là tìm cơ hội hợp tác đối với mặt hàng dầu cọ, tuy nhiên ông mong muốn ngoài mặt hàng đó thì hai bên còn có nhiều mặt hàng có thể hợp tác sau buổi làm việc này.

“Trước mắt phía Indonesia có thể tìm các DN uy tín trong nước, có nguồn cung cấp hạt điều thô tốt giới thiệu tới Hapro. Tương tự, phía ĐSQ cũng cần thông tin tới VACOD về các mặt hàng mà phía Indonesia mong muốn giới thiệu tới thị trường Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thông tin đó tới các doanh nghiệp hội viên” – TS. Nguyễn Hồng Sơn khẳng định.

Cho rằng sự truyền tải thông tin về mặt hàng dầu cọ đối với người tiêu dùng Việt Nam chưa được đầy đủ, do đó ông Sơn cũng mong muốn phía Indonesia nên có các thông tin, bài viết giới thiệu sâu hơn về dầu cọ, làm sao vừa đảm bảo tính cạnh tranh về chất lượng, sản xuất cũng như giá cả để có thể sớm xâm nhập vào thị trường Việt Nam. TS Nguyễn Hồng Sơn cũng khẳng định VACOD sẽ hỗ trợ việc đăng tải các thông tin này trên Tạp chí Thương Gia - Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội. 

Ông Sơn cũng đề nghị Phòng Kinh tế, thương mại, đầu tư ĐSQ Indonesia tại Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Hapro để thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu giữa hai bên kể cả mặt hàng dầu cọ cũng như các mặt hàng truyền thống mà Hapro đang hợp tác với Indonesia.

Indonesia có cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu tương tự như Việt Nam, trong đó sản phẩm thế mạnh của Việt Nam xuất sang Indonesia là gạo và dầu thô; sản phẩm thế mạnh của Indonesia xuất sang Việt Nam là một số mặt hàng phục vụ sản xuất công nghiệp như hoá chất, bột giấy, nguyên phụ liệu dệt may, da,... Đặc biệt là mặt hàng phân bón. Thực tế những năm qua, lượng phân bón mà Việt Nam đã nhập từ Indonesia là rất lớn.

Về tình hình đầu tư, tính đến hết năm 2019, Indonesia có 92 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư là 590 triệu USD, đứng thứ 28 trong 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam. Riêng năm 2019, Indonesia có thêm 44 triệu USD FDI vào Việt Nam, trong đó gồm 19 dự án mới với tổng vốn đăng ký 12.7 triệu USD, 4 dự án tăng vốn với tổng số vốn là 17.3 triệu USD, 25 lượt góp vốn, mua cổ phần với giá trị 14 triệu USD.

Xem thêm

VACOD tổ chức chương trình đào tạo "Doanh nhân BIZMAN – VACOD"

VACOD tổ chức chương trình đào tạo "Doanh nhân BIZMAN – VACOD"

Hôm nay (07/12), tại Nhà khách Bộ Quốc Phòng - 266 Thụy Khuê, Hà Nội, Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) phối hợp cùng Tổ hợp KNV tổ chức chương trình đào tạo Doanh nhân BIZMAN – VACOD với chủ đề: “Tinh thần và năng lực doanh nhân".

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…