Dự báo kinh doanh kém hiệu quả, Vận tải biển Việt Nam đưa mục tiêu lợi nhuận giảm 67,3%

Trong tài liệu vừa công bố, Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 197,7 tỷ đồng giảm 407,9 tỷ đồng so với năm 2022…

Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (mã chứng khoán: VOS) vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông năm 2023.

Theo tài liệu, năm 2022, công ty phải chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh tế thế giới suy giảm; tác động từ tình hình quan hệ quốc tế căng thẳng giữa Nga và Ukraine để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế toàn cầu; tác động của tình hình kinh tế từ Ngân hàng nhà nước tăng lãi suất điều hành giai đoạn 6 tháng cuối năm...

Tuy nhiên, nhờ ghi nhận gia tăng lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính khác đã giúp cho lợi nhận trước thuế hợp nhất đạt 605,6 tỷ đồng, vượt 12,6% kế hoạch cả năm.

Về tái cơ cấu tài chính, công ty đã hoàn thành việc tái cơ cấu với ngân hàng thương mại. Tổng số nợ đã xử lý từ khi tái cơ cấu đến hết năm 2022 là 2.177 tỷ đồng, tổng thu nhập được ghi nhận là 824 tỷ đồng và chi phí lãi vay giảm xuống chỉ còn 59,64 tỷ đồng. Ngoài ra, trong dự án còn có tái cơ cấu đội tàu và tái cơ cấu tổ chức để nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.

Bước sang năm 2023, công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam đặt mục tiêu sản lượng vận chuyển 6.580 triệu tấn, tổng doanh thu đạt 1.597 tỷ đồng (trong đó, doanh thu vận tải biển 1.506 tỷ đồng và đội tàu công ty 1.078 tỷ đồng), giảm 967 tỷ đồng, chỉ tương đương 37,7% so với cùng kỳ năm trước.

Do đó, Vận tải biển Việt Nam chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 197,7 tỷ đồng, giảm hơn 407,9 tỷ đồng khoảng 67,3% so với thực hiện năm 2022.

Được biết, tính từ đầu năm 2023 đến 15/2/2023, chỉ số thuê tàu hàng khô (BDI) đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020 là 530 điểm. Tình hình kinh doanh của công ty không mấy tích cực.

Biến động mã cổ phiếu của công ty vận tải biển Việt Nam (VOS)

Cũng theo tài liệu, năm 2022, công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam không chia cổ tức, lợi nhuận để tái đầu tư.

Trong báo cáo cập nhật gần nhất, chứng khoán SSI cho rằng tăng trưởng của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam trong năm 2023 có thể chững lại do sự suy giảm của nền kinh tế nói chung ảnh hưởng đến vận tải hàng hoá.

SSI dự báo, doanh thu năm 2023 của công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam sẽ giảm khoảng 40% xuống 1.597 tỷ đồng và lợi nhuận ròng còn khoảng 767 tỷ đồng giảm khoảng 37,7%. Tuy nhiên, công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam đang cố gắng triển khai những chính sách, biện pháp để cải thiện tình trạng bất ổn định hiện nay.

Biến động mã cổ phiếu của công ty vận tải biển Việt Nam (VOS)

Biến động mã cổ phiếu của công ty vận tải biển Việt Nam (VOS)

Trên thị trường chứng khoán, kể từ đầu năm 2023 đến nay, cổ phiếu VOS vẫn đang trong quá trình đi ngang và tích lũy. Chốt phiên giao dịch 6/4, thị giá VOS giảm 5,3% so với phiên liền trước và dừng ở mức 9.800 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa thị trường vào 1.421 tỷ đồng.

Theo giới chuyên môn, năm 2023, doanh nghiệp vận tải biển đang phải đối mặt với 3 yếu tố. Thứ nhất, nhu cầu vận tải hàng hoá toàn cầu có khả năng suy yếu trong khi thị trường lo ngại nguồn cung tăng lên. Thứ hai, các doanh nghiệp đang chịu áp lực từ lãi suất điều hành còn cao do nguồn giải ngân kém từ các chương trình lãi suất ưu đãi. Thứ ba, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Do đó, cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp hoạt động trong ngành vận tải biển như VOS cũng không quá tiềm năng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Hội đồng xét xử xác định cáo trạng truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan về 3 tội danh là có cơ sở, đúng pháp luật, do đó tuyên phạt mức án tử hình...

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu lại danh mục nếu xu hướng hồi phục tiếp tục kéo dài trong những phiên tới. Theo đó, ưu tiên bán giảm những mã đã giảm dưới vùng hỗ trợ và cân nhắc giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn...

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp và chưa nên mua mới trong giai đoạn này. Đồng thời, các nhà đầu tư hạn chế bán tháo khi chỉ số VN-Index giảm về vùng hỗ trợ 1.230 – 1.235 điểm trong những phiên giao dịch tới...

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

Theo Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 18.012 tỷ đồng; trong đó giảm mức thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết của Quốc hội ước khoảng 9.812 tỷ đồng.

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Nhà đầu tư ưu tiên việc quản lý rủi ro tại thời điểm hiện tại, có thể tận dụng những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục theo hướng bán giảm các mã không thể duy trì được xu hướng đi lên trong giai đoạn này và hạn chế giải ngân bắt đáy sớm...

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng do chưa có quy hoạch thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều dự án tín chỉ carbon đã được triển khai, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư.

Cảng cạn Nam Đình Vũ giai đoạn 1) là 1 trong 3 cảng mới được bổ sung trong Danh mục cảng cạn Việt Nam

Công bố mở thêm 3 cảng cạn mới

Trong danh mục cảng cạn Việt Nam vừa mới công bố, có thêm 3 cảng cạn mới là Thạnh Phước, Nam Đình Vũ (giai đoạn 1) và Phú Mỹ (giai đoạn 1).

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Ấn Độ muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu ở châu Á khi các doanh nghiệp quốc tế đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc, nhưng muốn làm được điều đó trước tiên họ cần phải cạnh tranh được với Việt Nam, một số chuyên gia chia sẻ với CNBC...

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

Kết thúc tháng 3/2024, sàn HOSE sở hữu 43 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong đó, có 2 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam…