Dự kiến xem xét thông qua Luật đặc khu ở kỳ họp thứ 6

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa xem xét nội dung dự kiến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV (khai mạc vào ngày 22-10-2018) sẽ xem xét dự luật đặc khu.
Dự kiến xem xét thông qua Luật đặc khu ở kỳ họp thứ 6

Theo đó, điểm đáng chú ý dự kiến nội dung kỳ họp là xem xét thông qua 10 dự án luật, trong đó có Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt ( luật đặc khu ).

Tiếp đến Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Công an nhân dân; Luật Đặc xá; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Chăn nuôi; Luật Trồng trọt; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật sửa đổi, bổ sung các luật có quy định liên quan đến quy hoạch.

Kỳ họp này chưa xem xét thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi) mà dự kiến tiếp tục cho ý kiến về luật này cùng sáu dự luật khác.

Bên cạnh đó, kỳ họp sẽ tiếp tục thảo luận về các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác. Trong đó, đáng chú ý là việc xem xét các báo cáo công tác của chánh án TAND Tối cao, viện trưởng VKSND Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Một điểm đáng chú ý nữa trong kỳ họp này là việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Được biết dự thảo dự kiến nội dung kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV được tổng thư ký Quốc hội gửi Văn phòng Chính phủ để báo cáo Chính phủ cho ý kiến.

Nguồn: Pháp luật TP. HCM

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...