Dư nợ tín dụng bất động sản tăng 12,31% so với cuối năm ngoái

Tính đến ngày 31/5/2022, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là 2,33 triệu tỷ đồng, tăng 12,31% so với cuối năm ngoái.
Dư nợ tín dụng bất động sản tăng 12,31% so với cuối năm ngoái

Tại "Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh và bền vững" do Chính phủ tổ chức, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết tính đến ngày 31/5/2022, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là 2,33 triệu tỷ đồng, tăng 12,31% so với cuối năm ngoái.

Đây là mức tăng cao so với cùng kỳ các năm trước và cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung, chiếm tỷ trọng 20,66% tổng dư nợ tín dụng chung đối với nền kinh tế. 

Trong số 2,33 triệu tỷ đồng dư nợ, tín dụng lĩnh vực bất động sản tập trung chủ yếu vào mục đích tự sử dụng (1,55 triệu tỷ đồng, tăng 14,41%, chiếm tỷ trọng 66,3%), dư nợ tín dụng với mục đích kinh doanh bất động sản là hơn 786.000 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cuối năm ngoái và chiếm tỷ trọng 33,7% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản.

Ngoài việc thực hiện cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản từ nguồn vốn huy động của người gửi tiền, trong những năm qua, hệ thống các tổ chức tín dụng còn thực hiện một số chương trình, tín dụng về nhà ở theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được áp dụng các quy định đặc thù về đối tượng, điều kiện vay vốn, lãi suất.

Theo bà Hồng, thị trường bất động sản bao gồm nhiều chủ thể tham gia. Dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản rất đa dạng như nguồn vốn FDI, vốn huy động trên thị trường quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc vay các tổ chức nước ngoài, nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp và nguồn vốn tự có, tự tích lũy của các tổ chức, cá nhân.

Với các TCTD, theo quy định của pháp luật hiện hành, tham gia thị trường bất động sản với vai trò cho vay đối với các chủ thể tham gia thị trường, trực tiếp mua trái phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, bảo lãnh cho các chủ thể trên thị trường và trong một số trường hợp có thể trực tiếp mua, nắm giữ bất động sản.

Xem thêm

Cấp gói tín dụng 20.000 tỉ đồng cho công nhân vay tiêu dùng

Cấp gói tín dụng 20.000 tỉ đồng cho công nhân vay tiêu dùng

Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho viết, với thời hạn cho vay từ 3 tháng đến tối đa 3 năm với số tiền cho vay tối đa 70 triệu đồng/trường hợp để phục vụ sinh hoạt, tiêu dùng, gói tín dụng 20.000 tỉ đồng được kì vọng sẽ xóa sổ dịch vụ tín dụng đen trong công nhân, lao động.
Năm 2021, EVN lãi kỷ lục 18.000 tỷ đồng

Năm 2021, EVN lãi kỷ lục 18.000 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2021 của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), doanh thu thuần của Tập đoàn đạt hơn 426.000 tỷ đồng, tăng khoảng 6% và lợi nhuận trước thuế tăng lên gần 18.000 tỷ đồng, tăng 17%.

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...