Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vướng rắc rối mới

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông đang đứng trước rủi ro lớn khi thi công mà không có hợp đồng bảo hiểm công trình. “Hết rơm giữa chừng” Những rắc rối vẫn chưa chịu buô
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông vướng rắc rối mới

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông đang đứng trước rủi ro lớn khi thi công mà không có hợp đồng bảo hiểm công trình.

“Hết rơm giữa chừng”Những rắc rối vẫn chưa chịu buông tha công trình tai tiếng bậc nhất Thủ đô Hà Nội - tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông khi đơn vị đại diện chủ đầu tư là Ban quản lý dự án đường sắt - PMU đường sắt (Bộ Giao thông vận tải - GTVT) chưa thể tìm được tiếng nói chung với Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo Việt) về thời hạn bảo hiểm cho hoạt động xây lắp.Cần phải nói thêm rằng, trong văn bản gửi tới chủ đầu tư vào cuối tháng 3/2016, Bảo Việt phát đi thông báo: thời hạn bảo hiểm Dự án sẽ kết thúc vào ngày 30/6/2016, cộng thêm 24 tháng bảo hiểm cho giai đoạn bảo hành công trình.Điều trớ trêu là, tính đến cuối tháng 6/2016, Dự án mới hoàn thành 74% khối lượng công việc xây lắp, trong đó tổng thầu EPC Trung Quốc đã hoàn thành 100% trụ cầu khu gian (419 trụ) và 100% xà mũ các nhà ga (112 xà mũ); hoàn thành 100% công tác đúc dầm (806 phiến) và lao lắp được 772/806 phiến; 10/12 nhà ga cơ bản hoàn thành đến tầng ke ga đang lắp đặt dàn mái thép và xây dựng trang trí nội thất...“So với tiến độ yêu cầu, một số hạng mục còn lại đang bị chậm từ 1 đến 5 tháng và tiến độ tổng thể dự án có khả năng sẽ tiếp tục bị kéo dài”, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết.Như vậy, với việc công tác thi công các hạng mục xây lắp chỉ có thể kết thúc sớm nhất là ngày 31/12/2016, Dự án đang ở trong tình cảnh “nửa chừng hết rơm” khi gói thầu bảo hiểm kết thúc sớm hơn mong đợi của chủ công trình.Trong văn bản gửi tới Bộ GTVT vào cuối tháng 7/2016 do Phó tổng giám đốc PMU đường sắt Vũ Hồng Phương ký, đơn vị này xác nhận, đại diện chủ đầu tư Dự án và Bảo Việt đang có tranh chấp, không thể tiếp tục hợp đồng bảo hiểm đã ký.Được biết, theo Hợp đồng số 05/HĐKT/BHCT - CLHĐ, bảo hiểm công trình xây dựng cho Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được ký bởi PMU đường sắt và Bảo Việt vào ngày 28/12/2012, tổng số tiền bảo hiểm là 4.417,8 tỷ đồng (tính trên giá trị danh mục trong tổng mức đầu tư Dự án). Với tỷ lệ phí bảo hiểm được thống nhất là 0,446% của số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm mà Bảo Việt dự kiến nhận được từ hợp đồng là 21,67 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 6/2016, PMU đường sắt đã chuyển cho Bảo Việt khoảng 15,1 tỷ đồng.Theo mục 9, điều 2, Hợp đồng số 05, thời hạn bảo hiểm được tính từ thời điểm bắt đầu thi công hạng mục đầu tiên (ngày 17/4/2010) đến khi công trình được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng (dự kiến thời gian hoàn thành là 31/12/2015) nhưng không vượt quá thời điểm 30/6/2016, cộng thêm 24 tháng bảo hiểm cho giai đoạn bảo hành công trình.Lại phát sinh chi phíĐại diện PMU đường sắt cho rằng, việc hợp đồng xuất hiện cụm từ “nhưng không quá thời điểm 30/6/2016” là hoàn toàn khác biệt về bản chất và không đúng yêu cầu trong Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ dự thầu của Bảo Việt cũng như các văn bản pháp lý khác liên quan tới Dự án. PMU đường sắt cũng cho rằng, Hợp đồng số 05 là “gói” hợp đồng bảo hiểm cho giá trị vật chất công trình hình thành trong cả quá khứ và tương lai trong suốt thời gian xây dựng công trình đến khi hoàn thành.Điều khó hiểu là trong khi đại diện chủ đầu tư một mặt khẳng định hợp đồng được ký không tuân thủ các điều kiện pháp lý cấu thành do vậy không có cơ sở thực hiện, nhưng lại yêu cầu Bảo Việt tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm theo đúng quy định.Trái với quan điểm của chủ đầu tư, Bảo Việt cho rằng, theo điều 3 - thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên trong Hợp đồng số 05, hợp đồng bảo hiểm là văn bản pháp lý có thứ tự ưu tiên cao nhất trong các tài liệu không thể tách rời gồm: hợp đồng bảo hiểm, quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu, thông báo trúng thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu…Theo Văn bản số 3239/BHDA – BHBV do Phó tổng giám đốc Bảo Việt Nguyễn Quang Hưng ký gửi Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, việc quy định văn bản hợp đồng bảo hiểm có thứ tự ưu tiên pháp lý số 1 phù hợp với quy định về thành phần hợp đồng và thứ tự ưu tiên pháp lý theo Điều 47 – thành phần hợp đồng của Nghị định số 85/2009/NĐ - CP về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật Xây dựng.Trong trường hợp các bên tiếp tục không tìm được tiếng nói chung, PMU đường sắt có 2 sự lựa chọn: thanh lý hợp đồng, tìm một nhà thầu bảo hiểm khác hoặc ký phụ lục gia hạn hợp đồng đến khi công trình được hoàn thành. Tuy nhiên, với việc tổng mức đầu tư vừa được điều chỉnh từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng, chi phí bảo hiểm sẽ tăng lên ít nhất 30 tỷ đồng.Điều đáng lo ngại là, với việc tranh chấp giữa Bảo Việt và PMU đường sắt chưa được giải quyết, Dự án đang phải đối diện với những rủi ro rất lớn khi nhiều hạng mục quan trọng như hệ thống nhà ga đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Theo Đầu tư

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...