Đường vào EU của hoa quả Việt: "Giải điền kinh"... mở rộng

Ký kết thành công hiệp định thương mại tự do EVFTA và hiệp định bảo hộ đầu tư IPA mở ra thời cơ cho sản phẩm của Việt Nam, tiêu biểu nhất là nhóm hàng hoa quả tiếp cận s
Đường vào EU của hoa quả Việt: "Giải điền kinh"... mở rộng

...con đường để hoa quả Việt Nam bước vào thị trường này liệu có thênh thang như thế?

Tiềm năng khiêm tốn

Theo một nghiên cứu của Trung tâm WTO và hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Friedrich Naumann vì Tự do (FNF) công bố cách đây không lâu, Eu là một trong những thị trường xuất khẩu tiềm năng nhất của trái cây Việt Nam. Đây cũng là khối kinh tế có nhu cầu nhập khẩu trái cây lớn nhất trên thế giới (theo thống kê vào năm 2015). Nhu cầu này có xu hướng ngày càng tăng, phù hợp với các loại trái cây nhiệt đới mà Việt Nam có thế mạnh.

Nghiên cứu này đánh giá, trong 40 loại hoa quả được trồng trên cả nước, có đến 27 loại hoa quả có giá trị thương mại. Nhờ khí hậu thuận lợi, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có thể sản xuất nhiều loại trái cây nhiệt đới có số lượng lớn. riêng năm 2014, Việt Nam có đến 6 loại trái cây có sản lượng thuộc TOP 10 thế giới.

Nhóm sản phẩm Trái cây nhiệt đới xuất khẩu lớn nhất phải kể đến me tươi, mít, vải và chanh leo (chiếm 59% tổng giá trị xuất khẩu trái cây). Đứng thứ hai là nhóm trái cây sấy khô (chiếm 10%). Tuy nhiên, hoa quả xuất khẩu của Việt Nam đang rơi vào trạng thái “mất cân bằng”. Được xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia nhưng hoa quả Việt Nam lại chủ yếu hiện diện tại thị trường Trung quốc (chiếm đến 75% tổng giá trị xuất khẩu) trong khi tại cả 3 thị trường EU, Mỹ và Hàn quốc lại chỉ vô cùng khiêm tốn (chỉ 11%).

Trong vòng 15 năm qua, giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp trái cây của Việt Nam tăng từ khoảng 150 triệu USD (năm 2001) đến hơn 900 triệu USD (năm 2015). Dự kiến, con số này sẽ còn tăng mạnh hơn khi các hiệp định như CPTPP và EVFTA chính thức có hiệu lực. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng trung bình qua các năm chỉ là 53%. Đây là mức tăng cho thấy“giá trị xuất khẩu dưới 1 tỷ USD còn chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của ngành”, nghiên cứu chỉ rõ.

Vì nguyên nhân cố hữu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Nghiên cứu trên đã khẳng định, yếu kém trong khâu kinh doanh và xây dựng thương hiệu của DN hay chi phí bảo quản và vận chuyển trái cây cao... là những yếu tố chủ quan. Đây vốn được đánh giá là những nguyên nhân “điển hình”.

Trước đây, giới DN và các chuyên gia phân tích thị trường cho rằng, ngoài các yếu tố kể trên, điều khiến hoa quả Việt Nam khó xuất hiện tại thị trường Eu còn nằm ở một vấn đề cố hữu khác: “Thuế quan”. Nhưng khi khảo sát 5 dòng hoa quả nhập khẩu có giá trị lớn của Việt Nam tại 10 thị trường như EU, Mỹ, Trung quốc, Canada, Nhật Bản... kết quả lại cho thấy, thuế quan chưa bao giờ là nguyên nhân dẫn tới sự khiêm tốn này.

Bởi, nhiều mặt hàng hoa quả của Việt Nam vốn đã được hưởng thuế suất 0% tại nhiều thị trường như Hồng kông, Canada, Nhật Bản. Thậm chí, tại thị trường EU, nhiều sản phẩm hoa quả sấy khô như ổi sấy, măng cụt sấy, xoài sấy hay dừa sấy khô vốn đã được hưởng thuế suất 0%.

Điều này càng chứng minh rõ hơn nhận định trước đây của Hiệp hội Trái cây Việt Nam. Lý do khiến giá trị xuất khẩu hoa quả của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng nằm ở tiêu chuẩn chất lượng khắt khe và yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm đến từ các nước nhập khẩu.

Mặc dù Trung Quốc là một thị tường dễ tính nhưng lại tạo nên áp lực cho hoa quả xuất khẩu của Việt Nam khi thương lái Trung Quốc sử dụng ưu thế độc quyền, thường xuyên ép giá thấp đối với người bán, tạo nên hiện tượng "được mùa mất giá" của ngành nông nghiệp bao lâu nay. 

Nhưng thực chất, đây tiếp tục không phải là vấn đề mới. Từ khi xuất khẩu sang EU đến nay, hoa quả Việt Nam đã phải đối mặt với vấn đề này. Và một thống kê chỉ ra rằng, khả năng tuân thủ các yêu cầu kể trên của DN Việt Nam lại luôn nằm trong vùng “nóng”.

Đơn cử, tại Úc, Nhật Bản hay Mỹ, DN Việt luôn bị “phàn nàn” khi tỷ lệ “poor compliance performance"-  hiệu xuất tuân thủ kém)= luôn chiếm tỷ trọng áp đảo. Đó chính là lý do giải thích vì sao Trung Quốc là thị trường “ưa thích” của các DN Việt bấy lâu nay. Nhiều năm qua, DN xuất khẩu Việt Nam đã quen với sự “dễ tính” của thị trường Trung Quốc. Việc bước chân vào các thị trường khó tính như Eu đang tạo nên nhiều áp lực lớn.

Khi EVFTA có hiệu lực, thuế quan tại các quốc gia khối liên minh Eu được giảm dần theo lộ trình về 0% thì những tiêu chuẩn khắt khe này lại được dựng lên nhiều hơn và trở thành những rào cản “phi thuế quan” mà hoa quả Việt Nam phải đối mặt.

Hiệp định EVFTA và IPA giúp Việt Nam vượt qua hàng rào thuế phí, giảm áp lực giá thành sản phẩm nhưng sau đó, con đường của hoa quả Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Eu lại bước vào một đường đua mới. Ở đó, hoa quả Việt Nam không phải vượt qua những thuế suất hữu hình mà là những nguyên tắc vô hình do nhu cầu, sở thích và tiêu chuẩn sống của từng quốc gia quyết định.

Cần nhớ, chế tài của EU với các sản phẩm thực phảm vi phạm các quy định rất nghiêm khắc. Nếu vi phạm liên quan đến rủi ro mất an toàn thực phẩm, DN xuất khẩu có thể bị đình chỉ nhập khẩu. 

Khi không muốn bị phụ thuộc chỉ vào một thị trường là Trung quốc, khi muốn chinh phục nhiều thị trường hơn, DN chỉ còn cách thay đổi. Ngoài việc đảm bảo chất lượng đồng đều để cạnh tranh với các quốc gia khác, đơn cử như Thái lan, ấn Độ... DN xuất khẩu hoa quả Việt Nam còn phải chạy đua để thích nghi với “tục lệ” của thị trường Eu. Thậm chí, còn phải chạy đua với chính mình để thay đổi thói quen “tuân thủ” vốn vẫn hạn chế bao lâu nay...

>> Trước thềm EVFTA: Doanh nghiệp kêu khó... từ bên trong

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...