ECB ủng hộ khả năng tăng mạnh lãi suất

Các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ngày 27/8 đã đưa ra những lập luận cho việc tăng lãi suất “mạnh tay” hơn vào tháng tới, viện dẫn lạm phát vẫn ở mức cao và công chúng có thể mất niềm tin vào các biện pháp chống lạm phát của ngân hàng.
ECB ủng hộ khả năng tăng mạnh lãi suất

Vào tháng trước, ECB đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản và rời khỏi mức 0%. Một động thái tương tự, thậm chí lớn hơn dự kiến sẽ được ECB đưa ra vào ngày 8/9, một phần là do lạm phát cao và phần khác do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đang có những động thái điều chỉnh lãi suất đặc biệt lớn.

Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề kinh tế Jackson Hole hàng năm do Fed tổ chức, thành viên hội đồng quản trị ECB Isabel Schnabel, Thống đốc Ngân hàng trung ương Pháp Francois Villeroy de Galhau và Thống đốc Ngân hàng trung ương Latvia Martins Kazaks đều đưa ra lập luận ủng hộ các hành động chính sách mạnh mẽ hoặc quy mô lớn.

Bà Schnabel cho hay cả khả năng lẫn cái giá phải trả cho việc lạm phát phi mã trở thành điều tất yếu trong kỳ vọng của thị trường đang ở mức cao đang lo ngại. Trong môi trường này, các ngân hàng trung ương cần phải hành động một cách quyết liệt.

Chỉ cách đây vài ngày, các thị trường vẫn đặt cược vào khả năng ECB tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào ngày 8/9. Nhưng một loạt các nhà hoạch định chính sách hiện cho rằng ECB cũng nên xem xét một đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản.

Ông Kazaks nói với báo giới rằng việc tăng lãi suất mạnh là một lựa chọn chính sách hợp lý. Theo ông, các quan chức nên cởi mở thảo luận cả khả năng tăng 50 và 75 điểm cơ bản. Ông cũng nhấn mạnh từ quan điểm hiện tại, mức tăng tại cuộc họp tháng Chín ít nhất phải là 50 điểm cơ bản.

Các nhà hoạch định chính sách còn lập luận rằng ECB nên tiếp tục việc tăng lãi suất sau đó.

Với lãi suất bằng 0, ECB vẫn đang kích thích nền kinh tế và ngân hàng trung ương này còn cách khá xa tỷ lệ trung lập được các nhà kinh tế ước tính là khoảng 1,5%.

Về việc này, ông Villeroy nói rằng ECB nên đạt được tỷ lệ trung lập trước cuối năm nay, trong khi ông Kazaks hy vọng sẽ đạt được mức trên trong quý đầu tiên của năm tới.

Việc tăng lãi suất diễn ra ngay cả khi sự tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu euro (Eurozone) chậm lại và nguy cơ suy thoái xuất hiện. Nhưng suy thoái chủ yếu sẽ là do chi phí năng lượng tăng cao, điều chính sách tiền tệ không thể chi phối.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, suy thoái sẽ không ảnh hưởng tới đà tăng trưởng giá cả đủ mạnh để đưa lạm phát trở lại mục tiêu mà không cần ECB thắt chặt chính sách.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...