FECON trúng gói thầu trong xây dựng bến cảng Lạch Huyện

FECON sẽ là nhà thầu chính thi công hạng mục “Cọc đất gia cố xi măng – CDM” tại dự án xây dựng bến số 5, số 6 khu bến cảng Lạch Huyện
FECON trúng gói thầu trong xây dựng bến cảng Lạch Huyện

Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) vừa thông báo trúng gói thầu mới trị giá 380 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư xây dựng bến số 5, số 6 khu bến cảng Lạch Huyện, thuộc cảng biển Hải Phòng.  

Tiến độ thực hiện gói thầu là 315 ngày.

Trước đó, trong tháng 10/2022, FECON cũng đã trúng thầu 2 gói thầu mới tại dự án Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II và dự án Thử nghiệm Điện gió ngoài khơi khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị 250 tỷ đồng. 

BCTC quý III của FECON cho biết, nợ vay ngắn hạn của công ty đang ở mức 1.410 tỷ đồng, tăng thêm 80 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, nợ vay dài hạn tăng thêm 119 tỷ đồng thành 1.259 tỷ đồng. 

Các khoản chi phí trong quý III của FECON đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, chi phí tài chính, chủ yếu là lãi vay đã tăng từ mức 37 tỷ đồng (quý III/2021) lên 55,8 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 30,7% lên gần 51 tỷ đồng và chi phí bán hàng ở mức gần 7 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, FECON ghi nhận 2.205 tỷ đồng doanh thu, không biến động nhiều so với cùng kỳ năm 2021, nhưng lợi nhuận ròng chỉ còn 2 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với con số 71 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, năm 2021 là thời điểm ngành xây dựng bị ảnh hưởng rất lớn từ việc thực hiện giãn cách xã hội do Covid-19 và giá vật liệu tăng cao.

Tháng 10 vừa qua, HĐQT FECON đã có nghị quyết về việc thay đổi thời gian thanh toán cổ tức năm 2021 từ cuối tháng 10 năm nay sang giữa tháng 1 năm sau. Số tiền FECON sẽ dùng thanh toán cổ tức khoảng 47,2 tỷ đồng, chiếm 17% số dư tiền và các khoản tương đương tiền cuối quý III/2022 của Công ty.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.