Theo đó, có 40 thương hiệu này có tổng giá trị đạt gần 8,1 tỷ USD, gồm: có một số thương hiệu như Vinamilk, Vingroup, HDBank, NutiFood, Vietjet Air, Thế Giới Di Động, Hòa Phát, TTC…
Danh sách lần này ghi nhận nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, tổng giá trị của danh sách lần này tăng khoảng 50% so với danh sách năm 2017.
Theo Forbes Việt Nam, sự tăng trưởng đáng kể này một phần nhờ thị trường chứng khoán có sự tăng trưởng khá mạnh khiến cho PE trung bình của phần lớn các ngành đều tăng.
Bên cạnh đó, các công ty có thương hiệu đã có nhiều sự thay đổi về sản phẩm, mở rộng thị trường, phản ánh qua kết quả lợi nhuận tốt hơn.
Trong danh sách năm nay, có những thương hiệu mới như Vinhomes, Vincom Retail nhờ dữ liệu tài chính được công khai trên sàn niêm yết.
Danh sách năm nay tiếp tục nhận được sự chia sẻ dữ liệu của một số doanh nghiệp chưa niêm yết như VNG, NutiFood, TH, Trung Nguyên.
Đây là năm thứ ba Forbes Việt Nam xếp hạng những thương hiệu giá trị hàng đầu Việt Nam. Những thương hiệu giá trị nhất là những thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong những ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo.
Việc thu thập số liệu dựa trên báo cáo của các công ty, số liệu thị trường ở các sàn giao dịch. Dữ liệu từ một số công ty chưa niêm yết do họ cung cấp. Các dữ liệu được tính bình quân trong ba năm gần nhất, sau đó trừ 8% (theo đánh giá của Forbes Mỹ, một thương hiệu trung bình có khả năng đạt thu nhập ít nhất 8% từ khoản vốn này).
Danh sách 40 thương hiệu công ty giá trị nhất Việt Nam được Forbes Việt Nam thực hiện thường niên hàng năm, với phương pháp đo lường giá trị của một thương hiệu thông qua các số liệu tài chính.