Foxconn tiếp tục chọn mở rộng sản xuất tại Việt Nam để "thoát Trung"

Một trong những thương hiệu sản xuất linh kiện điện tử, máy tính lớn nhất thế giới đang muốn tận dụng lợi thế từ hiệp định RCEP để mở rộng sản xuất. Khoản đầu tư để mở rộng sản xuất này dự kiến kên đến 27 triệu USD.
Foxconn tiếp tục chọn mở rộng sản xuất tại Việt Nam để "thoát Trung"

Tờ Nikkei mới đây cho biết, Foxconn sẽ sớm thành lập một doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam. Các thông tin chi tiết về kế hoạch này hiện vẫn chưa được tiết lộ, nhưng công ty này có thể sẽ sản xuất các bộ phận liên quan đến PC như màn hình.

Foxconn chỉ mới bắt đầu sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) tại Việt Nam từ tuần trước. Tập đoàn này được cho là muốn tận dụng lợi thế từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và hi vọng có thể đẩy mạnh năng lực sản xuất của hãng tại Việt Nam.

RCEP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên ASEAN và 5 đối tác của khối này là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand nhằm giảm thuế và cho phép thương mại thông suốt ở châu Á.

Thông qua hiệp định RCEP, Việt Nam đang trở thành một quốc gia có vị trí địa lý gần với Trung Quốc, thuận lợi cho việc mua sắm linh kiện và có giá nhân công rẻ - theo đánh giá của Nikkei.

Young Liu, Chủ tịch Foxconn mới đây cũng đánh giá, cơn sốt đầu tư vào Việt Nam của các doanh nghiệp lớn đã khá rõ nét. Ông cũng cho biết, Foxconn đang sản xuất nhiều loại sản phẩm tại Việt Nam, bao gồm TV, thiết bị viễn thông và các sản phẩm liên quan đến máy tính.

Foxconn hiện đang gấp rút chuyển hướng để giảm việc phụ thuộc quá nhiều vào sản xuất của Trung Quốc, với mục tiêu đưa tổng sản lượng bên ngoài Trung Quốc chiếm hơn 30% tổng sản lượng của công ty.

Các công ty đối thủ như nhà sản xuất điện tử Đài Loan Pegatron và nhà sản xuất hợp đồng Wistron cũng đã quyết định mở rộng sang Việt Nam.

Theo Nikkei Asian

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...