FPT báo lãi trước thuế hơn 7.600 tỷ đồng, tăng 20,8% so cùng kỳ

Khối Công nghệ tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 58% doanh thu và 45% lợi nhuận trước thuế của toàn Tập đoàn FPT.

CTCP FPT (Mã: FPT) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2022 với doanh thu 44.017 tỷ đồng, tăng 23,4% so cùng kỳ năm ngoái. FPT báo lãi trước thuế 7.654 tỷ đồng, tăng 20,8% so với cùng kỳ.

Với kết quả này, công ty đã vượt 4% mục tiêu doanh thu và hoàn thành 100% lợi nhuận năm. EPS (Earning Per Share) đạt 4.421 đồng/cp.

Tính riêng quý IV/2022, doanh thu của FPT là 13.040 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.990 tỷ, tương ứng tăng 22% và 13% so với cùng kỳ năm trước đó.

FPT báo lãi
Tập đoàn FPT tăng trưởng lợi nhuận vượt 20,8% so cùng kỳ.

Doanh thu khối Công nghệ cán mốc 1 tỷ USD

Trong năm 2022, khối Công nghệ (bao gồm dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 58% doanh thu và 45% lợi nhuận trước thuế của toàn Tập đoàn, tương đương 25.521 tỷ đồng và 3.421 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 23,1% và 22,2% so với năm trước.

Trong đó, doanh thu dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) tại nước ngoài đạt 18.935 tỷ đồng, tăng 30,2%, lợi nhuận trước thuế đạt 2.987 tỷ đồng, tăng 23,3% so với năm 2021.

FPT cho biết, các thị trường trọng điểm đều giữ được đà tăng trưởng cao, đặc biệt tại thị trường Mỹ (tăng 50%) và châu Á – Thái Bình Dương (tăng 36,4%). Thị trường Nhật Bản, mặc dù chịu tác động của việc đồng Yen mất giá nhưng vẫn tăng trưởng 16% so với cùng kỳ nhờ vào nhu cầu chuyển đổi số tăng cao, đặc biệt trong nửa cuối năm 2022.

Doanh thu chuyển đổi số đạt 7.349 tỷ đồng, tăng trưởng 33% so với cùng kỳ.

Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài cũng ghi nhận doanh thu ký mới đạt 21.594 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD), tăng trưởng 39% so với năm trước. Nhờ những nỗ lực đầu tư vào nguồn nhân lực, năng lực công nghệ, lẫn mở rộng hiện diện trên 29 quốc gia trên toàn cầu, số lượng hợp đồng ký mới có quy mô doanh thu trên 5 triệu USD/dự án là 31 hợp đồng, tăng 63% so với cùng kỳ.

Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường trong nước đạt doanh thu 6.586 tỷ đồng và lãi trước thuế 434 tỷ đồng, tăng trưởng 6,3% và 15,3% so với cùng kỳ. Trong đó, các sản phẩm, giải pháp thuộc hệ sinh thái Made by FPT mang lại 1.150 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng hơn 54% so với cùng kỳ.

Doanh thu khối Viễn thông tăng trưởng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 14.730 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 17,6%, đạt 2.818 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng hơn 15%, đạt 13.954 tỷ đồng. 

Nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng Giáo dục của FPT tăng 53% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4.712 tỷ đồng. 

Xem thêm

TGĐ FPT đưa ra 5 đề xuất nâng cao giá trị VN trên bản đồ công nghệ số

TGĐ FPT đưa ra 5 đề xuất nâng cao giá trị VN trên bản đồ công nghệ số

Tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam 2022 lần thứ IV (VFTE 2022) diễn ra hôm nay (8/12) với chủ đề: “Phát triển bền vững và nâng cao giá trị Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu”, Tổng Giám đốc FPT đưa ra 5 đề xuất nâng cao giá trị Việt Nam trên bản đồ công nghệ số.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin giằng co ở vùng giá 87.000 USD

Bitcoin giằng co ở vùng giá 87.000 USD

Bitcoin hầu như đi ngang trong phiên giao dịch vừa qua khi nhà đầu tư tìm kiếm sự rõ ràng về các mức thuế thương mại mới của Mỹ, trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng đợt phục hồi gần đây có thể chỉ là một “bẫy tăng giá”…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ đi về đâu?

Ngành công nghiệp tiền điện tử sẽ đi về đâu?

Với tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp trị giá 3 nghìn tỷ USD hiện nay, Giáo sư Eswar Prasad, giáo sư thương mại quốc tế tại Đại học Cornell và là tác giả của cuốn sách “Tương lai của tiền tệ” xuất bản năm 2021, nói về các thế lực đang phá vỡ công nghệ tài chính...