Gần 50% người lao động không muốn làm thêm giờ

Viện công nhân (CN) - Công đoàn (CĐ), Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa công bố kết quả khảo sát tình hình làm thêm giờ của CN.
Gần 50% người lao động không muốn làm thêm giờ

Cuộc khảo sát được thực hiện với 2.550 lao động (62% là nữ) tại 14 tỉnh đại diện của 6 vùng kinh tế tại miền Bắc, Trung và Nam. Các ngành kinh doanh sản xuất chính của doanh nghiệp (DN) được khảo sát gồm nông lâm thủy sản, khai khoáng, dệt may - da giày, điện - điện tử, gỗ, hóa chất, giấy, chế biến…Kết quả khảo sát cho thấy có tới 48,9% số người được lấy ý kiến cho rằng không muốn tăng thời gian làm thêm. Số người có ý kiến tăng thời gian làm thêm chiếm 36,1%, còn lại 15% cho rằng khó trả lời khi được lấy ý kiến.

Bên cạnh đó, khảo sát cho thấy có đến 32,6% số người lao động (NLĐ) cho rằng thu nhập của họ thấp nên họ phải chi tiêu tằn tiện, kham khổ; trong đó 12% phải đi làm thêm vì thu nhập và tiền lương không đủ sống. Chỉ có 16,1% thu nhập có dư, còn số còn lại (51,3%) cho rằng thu nhập chỉ đủ để trang trải cuộc sống.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp (DN) đã phản ánh quy định giới hạn tối đa giờ làm thêm đã gây khó cho họ trong việc đáp ứng đơn hàng, giảm tính cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Cụ thể, Điều 106 của Bộ luật Lao động hiện hành quy định số giờ làm thêm tối đa của NLĐ là không quá 30 giờ/tháng và 1 năm không quá 200 giờ, trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ.

Tại dự thảo sửa đổi Bộ Luật Lao động (lần 1), Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) đề xuất Phương án:

Phương án 1: Tăng số giờ làm thêm bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm giờ; tuy nhiên, tổng số giờ làm thêm của NLĐ không được vượt quá 600 giờ trong 1 năm.

Phương án 2: Tăng số giờ làm thêm bảo đảm số giờ làm thêm và số giờ làm việc bình thường của NLĐ không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 5 ngày liên tục cho mỗi đợt làm thêm giờ.

Sau khi tiếp nhận ý kiến góp ý, tại dự thảo đưa ra lấy ý kiến góp ý lần 2, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất mở rộng khung thỏa thuận về làm thêm giờ của NLĐ và người sử dụng lao động theo hướng tăng số giờ làm thêm tối đa của NLĐ trong 1 năm lên mức 400 giờ để hài hòa lợi ích của DN, NLĐ và tăng tính cạnh tranh của thị trường lao động Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực, đồng thời bỏ quy định giới hạn làm thêm giờ theo tháng và khống chế số giờ làm thêm theo ngày.

Theo nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024

Nam A Bank chung tay cùng TP.HCM phát triển bền vững

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng...

Ông Đàm Nhân Đức, Kinh tế trưởng đại diện MB nhận giải thưởng Financial Large Cap có hoạt động IR được Nhà đầu tư yêu thích nhất

MB nhận ‘cú đúp’ giải thưởng tại IR Awards 2024

Nhờ triển khai hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả và áp dụng các thông lệ tốt về công bố thông tin minh bạch, Ngân hàng TMCP Quân đội được vinh danh ở hạng hai mục giải thưởng danh giá tại IR Awards 2024...