Gần 500 thương hiệu rời khỏi thị trường điện thoại thông minh

Thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đã chứng kiến sụt giảm lớn nhất trong giai đoạn 2017-2023 về số lượng thương hiệu…

Gần 500 thương hiệu rời khỏi thị trường điện thoại thông minh trong giai đoạn 2017-2023.
Gần 500 thương hiệu rời khỏi thị trường điện thoại thông minh trong giai đoạn 2017-2023.

Theo Counterpoint Research, năm 2017 thị trường điện thoại thông minh toàn cầu có hơn 700 thương hiệu cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, đến năm 2023, số lượng thương hiệu đang hoạt động đã giảm 2/3 xuống gần 250 thương hiệu. Tức chỉ sau 6 năm, đã có khoảng 500 thương hiệu điện thoại rời bỏ thị trường.

Counterpoint Research cho biết, chất lượng thiết bị được cải thiện, chu kỳ thay thế máy dài hơn, những trở ngại về kinh tế, tắc nghẽn trong chuỗi cung ứng và những chuyển đổi công nghệ 4G sang 5G đã dần giảm bớt số lượng thương hiệu đang hoạt động.

Trước đây, các thương hiệu điện thoại thông minh từng được hưởng lợi từ việc tận dụng sự chuyển đổi của thị trường từ 2G sang 3G/4G ở những khu vực như Châu Á - Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Trung Đông và Châu Phi. Ngoài ra, thị trường điện thoại thông minh đã phát triển vượt qua sự đáp ứng của các thương hiệu nhỏ, khi định vị ở phân khúc giá thấp và tầm trung.

Cụ thể, các thương hiệu điện thoại thông minh nhỏ, từng được mệnh danh là “ông vua nội địa”, như Micromax ở Ấn Độ và Symphony ở Bangladesh, đã mất thị phần đáng kể hoặc thậm chí bị loại khỏi thị trường trong 5 năm qua.

Counterpoint Research đánh giá, trong khi các thương hiệu toàn cầu tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu phát triển, sản xuất và xây dựng năng lực thì các thương hiệu nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào ODM (nhà sản xuất thiết kế gốc) để phân phối. Hơn nữa, các sự kiện tiếp thị và quảng cáo cũng như việc hợp tác với các đại sứ thương hiệu tên tuổi từ thể thao và phim ảnh là điều thường thấy đối với các thương hiệu toàn cầu, điều mà hầu hết các thương hiệu nhỏ không có đủ nguồn lực để cạnh tranh.

Sự trỗi dậy của các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi, OPPO và Vivo cũng đẩy nhanh sự suy thoái của các thương hiệu nhỏ. Các thương hiệu trên đã có thể giới thiệu những chiếc điện thoại thông minh tốt hơn đáng kể với mức giá hấp dẫn, mang lại cho khách hàng những giá trị tốt hơn so với số tiền họ bỏ ra.

Counterpoint Research nhận định, trong tương lai, số lượng thương hiệu điện thoại thông minh sẽ tiếp tục giảm và các thương hiệu lớn trên toàn cầu sẽ vẫn thích ứng với mọi khó khăn kinh tế vĩ mô.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...