Gần 515.000 lượt khách đến Hà Nội trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán

Theo Sở Du lịch Hà Nội, từ ngày 2-10/2 (tức từ ngày 28 tháng Chạp năm Mậu Tuất đến ngày mùng 6 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tổng số khách du lịch đến Thủ đô ước đạt 514.866 lượt khách, tăng 10,3% so với c
Gần 515.000 lượt khách đến Hà Nội trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán

Như vậy, trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán năm nay (lượng khách du lịch đến Hà Nội tiếp tục đà tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 162.676 lượt khách, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2018. Khách du lịch quốc tế đến có lưu trú ước đạt 114.199 lượt khách, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Khách du lịch nội địa ước đạt 352.190 lượt khách, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 2.039 tỷ đồng, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm trước.

Theo số liệu do Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh - Công an thành phố cung cấp, dịp Tết Nguyên đán 2019, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội từ 141 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu vẫn tập trung vào các thị trường khách du lịch trọng điểm của Hà Nội với thứ tự lần lượt là Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Mỹ, Anh, Đài Loan (Trung Quốc), Pháp, Đức, Australia, Nhật Bản.

Trong đó, một số thị trường khách tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2018 như: Hàn Quốc tăng 44% với 11.981 lượt khách; Malaysia đạt 2.982 lượt khách, tăng 38%; Đài Loan đạt 1.960 lượt khách, tăng 28%…

Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tiêu biểu trên địa bàn thành phố, dịp Tết Nguyên đán năm nay, tình hình đón khách của các đơn vị tăng khá. Tiêu biểu như Công ty Lữ hành Hanoitourist đón 288 lượt khách, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; Công ty TNHH MTV dịch vụ lữ hành Saigontourist tại Hà Nội ước đón 1.750 lượt khách, tăng 24%; Chi nhánh Công ty CP Dịch vụ Du lịch Bến Thành tại Hà Nội ước đón 400 lượt khách, tăng 25%; Chi nhánh Công ty TNHH Tiếp thị Giao thông và Vận tải Vietravel ước đón 2.775 lượt khách, tăng 5%; Chi nhánh Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Á Đông Vidotour ước đón 550 lượt khách, tăng 12%...

Cũng theo báo cáo của Sở Du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn TP đã chủ động và tích cực trong công tác chuẩn bị đón dịp nghỉ Tết năm nay. Ngay từ những ngày trước Tết, các cơ sở lưu trú du lịch đã trang hoàng tạo không khí vui tươi mang truyền thống dân tộc Việt để chào đón du khách.

"Trong 9 ngày nghỉ vừa qua, tình hình khách lưu trú du lịch không có nhiều biến động so với cùng kỳ năm 2018, giá dịch vụ tại các cơ sở lưu trú tương đối ổn định. Công suất sử dụng phòng trung bình của khối khách sạn 3 - 5 sao đạt khoảng 60%. 

Để chào đón dịp tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, công tác chuẩn bị đón dịp nghỉ Tết tại các điểm đến du lịch trên địa bàn TP đã được diễn ra chu đáo. Các chương trình và lễ hội chào đón Tết mang không khí cổ truyền dân tộc đã được tổ chức thành công thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Theo thống kê của một số điểm đến du lịch tiêu biểu trên địa bàn thành phố, chỉ tính trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán năm 2019 (từ 2/2 - 8/2/2019, tức từ ngày 28 tháng Chạp đến hết ngày mùng 4 tháng Giêng Kỷ Hợi), lượng khách đến tham quan du lịch có sự biến động tăng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Tiêu biểu như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón 117.000 lượt khách, đạt tương đương so với cùng kỳ năm 2018; khu di tích thắng cảnh du lịch Hương Sơn tính riêng trong 2 ngày 7/2 - 8/2/2019 (tức ngày 3 và mùng 4 tết âm lịch) đón 77.000 lượt khách, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2018; điểm du lịch Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân đón 2.854 lượt khách, tăng 45%; các điểm đến trên địa bàn Ba Vì (Khoang Xanh, Ao Vua, Vườn Quốc Gia Ba Vì, Tản Đà…) đón trên 50.000 lượt khách, tăng 10%; bên cạnh đó một số điểm đến có lượng khách giảm như: Di tích Đền Ngọc Sơn đón 70.000 lượt khách (đạt 85% so với cùng kỳ năm 2018), Vườn thú Hà Nội đón 44.902 lượt khách (đạt 82,01% so với cùng kỳ năm 2018)...

Cũng trong khoảng thời gian nghỉ Tết, Sở Du lịch đã tổ chức các đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lĩnh vực du lịch tại các khu, điểm du lịch.

Nhìn chung qua đợt kiểm tra, về cơ bản, các cơ quan, đơn vị tổ chức, quản lý tại các điểm đến du lịch được kiểm tra đã tập trung, tăng cường công tác tổ chức đón tiếp khách du lịch, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường...; sẵn sàng phục vụ cho số lượng đông đảo khách du lịch trong dịp Tết.

Ngoài ra, hoạt động thông tin, hỗ trợ khách du lịch từ ngày 4/2/2019 đến ngày 10/2/2019 đã cung cấp thông tin cho 439 lượt khách; Tổng đài 1800556896 (VNPT Hà Nội) tiếp nhận 5 lượt khách và không tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị, đề nghị giải quyết nào của người dân và khách du lịch liên quan đến môi trường du lịch, an ninh, an toàn cho khách du lịch.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…