Gây thiệt hại hàng trăm tỷ, cựu chủ tịch Ngân hàng MHB bị truy tố

Cựu chủ tịch Ngân hàng MHB Huỳnh Nam Dũng cùng các bị can khác bị truy tố về các tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Gây thiệt hại hàng trăm tỷ, cựu chủ tịch Ngân hàng MHB bị truy tố

Ngày 15/10, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cho biết, đã hoàn tất cáo trạng, truy tố các bị can Huỳnh Nam Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - viết tắt MHB, nay đã sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam), Nguyễn Phước Hòa (nguyên Tổng Giám đốc MHB), Bùi Thanh Hưng (nguyên Phó Tổng Giám đốc MHB), Lữ Thị Thanh Bình (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán MHB - viết tắt MHBS), Trương Thanh Liêm (nguyên Phó Giám đốc khối Ngân hàng đầu tư của MHBS) và 13 bị can khác về các tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng mới nhất của VKSND Tối cao, lợi dụng chức vụ, quyền hạn và động cơ vụ lợi từ năm 2011 đến 2014, ông Huỳnh Nam Dũng và ông Nguyễn Phước Hòa đã thông qua việc họp hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản, có thống nhất chủ trương cho Sở Giao dịch MHB chuyển 4.975 tỉ đồng cho Công ty MHBS để hợp tác đầu tư trái phiếu Chính phủ. Thực chất là MHBS đem số tiền này gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại các chi nhánh MHB và mua bán trái phiếu Chính phủ của chính MHB.

Công ty MHBS đã sử dụng 3.357 tỉ đồng gửi có kỳ hạn ngay tại các chi nhánh trong hệ thống MHB hưởng lãi suất với tổng số tiền hơn 45 tỉ đồng.

Ngoài ra, dàn lãnh đạo MHB đã sử dụng 1.558 tỉ đồng để đầu tư trái phiếu, trong đó sử dụng 966 tỉ đồng ký các thỏa thuận hợp tác đầu tư môi giới mua bán trái phiếu Chính phủ trong chính MHB thông qua các công ty trung gian. Việc môi giới, mua bán trái phiếu Chính phủ quay vòng giữa MBH, MHBS và các công ty trung gian để các công ty này và MHBS được hưởng lợi dẫn đến MHB thiệt hại, đồng thời không có khả năng thanh toán 272 tỉ đồng tiền gốc.

Tổng số tiền mà 2 hành vi này gây thiệt hại cho MHB là 349 tỉ đồng, trong đó Huỳnh Nam Dũng, Nguyễn Phước Hòa, Lữ Thị Thanh Bình là những người chịu trách nhiệm chính. Thông qua hành vi này, ông Dũng hưởng lợi 460 triệu đồng, những đồng phạm còn lại hưởng lợi từ 151 triệu đồng đến 930 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...