Giá cước đường sắt giảm 3-5% khi giá xăng dầu "hạ nhiệt"

Ông Đỗ Văn Hoan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, từ ngày 10/8 - 21/8/2022, Công ty này đã điều chỉnh giá vé các tàu Thống Nhất do giá xăng đã "hạ nhiệt" trong thời gian gần đây.
Giá cước đường sắt giảm 3-5% khi giá xăng dầu "hạ nhiệt"

Cụ thể, công ty này giảm 3% giá vé ghế ngồi và 5% giá vé giường nằm. Các tàu chạy tuyến Hà Nội - Vinh, Hà Nội - Đồng Hới giảm 10% giá vé.

Riêng các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng không giảm giá vé do không tăng giá vé khi giá nhiên liệu tăng.

Với cước hàng hóa, từ ngày 15/7/2022 đến nay, Công ty đã giảm tổng cộng 5% trên các tuyến đường sắt.

Ở khu vực phía nam, ông Thái Văn Truyền, Tổng giám đốc Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết ngay khi giá nhiên liệu giảm, vừa qua Công ty đã giảm giá vé tàu khách 3 - 5%. Cước vận tải hàng hóa cũng đã giảm nhiều đợt, mức cao nhất là 5%.

Hiện nhiên liệu chiếm khoảng 35% chi phí của đường sắt, nên giá nhiên liệu tăng hay giảm đều tác động tương ứng lên giá dịch vụ của đường sắt.

Để hạn chế tình trạng "tăng nhanh, giảm chậm" như hiện nay, ông Đỗ Công Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) cho hay việc giảm giá vé hay không phụ thuộc phần lớn vào kê khai lại của doanh nghiệp. 

Ví dụ, tại thời điểm doanh nghiệp kê khai, giá xăng dầu cao nhất là 32.000 đồng, sau đó lại giảm xuống 25.000 đồng. Nếu doanh nghiệp không giảm giá vé đã tăng trước đó là 10%, các sở GTVT có thể yêu cầu doanh nghiệp rà soát kê khai lại.

Khi doanh nghiệp kê khai lại, các chi phí đầu vào và xăng dầu có tăng hay giữ nguyên so với mức giá tăng cao nhất của xăng dầu mới tính toán được giá cước vận tải có cao hay không.

Tuy nhiên, ông Thủy cũng chia sẻ hiện nay chưa có quy định yêu cầu doanh nghiệp phải kê khai lại giá khi giá xăng, dầu giảm. Do đó, khi sửa các nghị định về kê khai giá, có thể kiến nghị bổ sung nội dung: Khi các yếu tố đầu vào hình thành giá thay đổi, nếu doanh nghiệp không thực hiện điều chỉnh giá, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được yêu cầu doanh nghiệp kê khai lại.

Trên thực tế, đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, doanh nghiệp vận tải hoạt động theo cơ chế thị trường, tự đăng ký và kê khai giá cước và cơ quan quản lý Nhà nước không thể buộc doanh nghiệp giảm giá cước. 

Do đó, kê khai giá là việc của doanh nghiệp vận tải, chỉ khi doanh nghiệp bán vé cao hơn giá kê khai cơ quan Nhà nước mới xử lý được. 

Theo ông Thủy, để góp phần bình ổn giá tiêu dùng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng chỉ có hình thức đề nghị các sở GTVT yêu cầu doanh nghiệp vận tải rà soát, giảm giá cước phù hợp với diễn biến giảm giá xăng dầu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...