Phó Thủ tướng yêu cầu thống nhất phương án đầu tư 2 tuyến đường sắt khu vực phía Nam

Hai tuyến đường sắt khu vực phía Nam gồm tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, chiều dài khoảng 65km, tổng mức đầu tư khoảng 50.822 tỷ đồng và tuyến Thủ Thiêm - Long Thành chiều dài khoảng 37,5km, tổng mức đầu tư khoảng 40.566 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng yêu cầu thống nhất phương án đầu tư 2 tuyến đường sắt khu vực phía Nam

Ngày 16/8, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản 5241/VPCP-CN truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành về việc giao cơ quan có thẩm quyền đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu và Thủ Thiêm-Long Thành.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải thống nhất với UBNDcác tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan liên quan về phương án đầu tư tuyến đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu và Thủ Thiêm-Long Thành theo đúng ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 1941/VPCP-CN ngày 30/3/2022 của Văn phòng Chính phủ.

Tuyến đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu, chiều dài khoảng 65km. Điểm đầu ga Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải.

Quy mô đề xuất thực hiện khổ 1.435mm, trong đó đoạn Biên Hòa-Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải-Vũng Tàu đường đơn. Tổng mức đầu tư khoảng 50.822 tỷ đồng, theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Tuyến đường sắt Thủ Thiêm-Long Thành, chiều dài khoảng 37,5km. Điểm đầu ga Thủ Thiêm, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh; điểm cuối cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Quy mô đề xuất thực hiện: đường đôi, khổ 1.435mm, chỉ phục vụ hành khách. Tổng mức đầu tư khoảng 40.566 tỷ đồng, theo phương thức PPP.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...