Giá lợn hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 đồng/kg tại miền Bắc và miền Trung – Tây Nguyên. Trong khi đó, miền Nam không ghi nhận sự biến động về giá.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Giá giao dịch lợn hơi ghi nhận mức tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 56.000 – 58.000 đồng/kg. Cụ thể, giá lợn hơi tại Yên Bái, Nam Định và Hà Nam tăng 1.000 đồng/kg lên mức 57.000 đồng/kg.
Mức giá cao nhất khu vực là 58.000 đồng/kg ghi nhận tại Thái Bình. Mức thu mua Lợn hơi tại Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình và Tuyên Quang ghi nhận 56.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Giá lợn hơi khu vực miền Trung - Tây Nguyên tăng nhẹ ở một vài nơi, thu mua trong khoảng 55.000 - 57.000 đồng/kg.
Trong đó, Lâm Đồng và Bình Thuận là 2 tỉnh có mức giá cao nhất với 57.000 đồng/kg. Sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá thu mua lợn hơi tại Nghệ An và Quảng Bình lần lượt lên mức 56.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại không ghi nhận sự biến động giá.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Thị trường lợn hơi tại miền Nam không có điều chỉnh mới, dao động trong quãng từ 56.000 - 59.000 đồng/kg. Cụ thể, mức giá thấp nhất khu vực được ghi nhận tại Trà Vinh và Bến Tre với 56.000 đồng/kg.
Ngược lại, mức giá cao nhất khu vực 59.000 đồng/kg được ghi nhận tại Kiên Giang và Hậu Giang. Các địa phương khác có giá lợn hơi trong khoảng 57.000 – 58.000 đồng/kg.
Năm 2023, ngành chăn nuôi đã cung cấp 7,79 triệu tấn thịt hơi các loại, tăng 6,38% so với năm 2022. Sản lượng sữa tươi đạt 1,17 triệu tấn, tăng 3,6%; trứng 19,2 tỷ quả, tăng 5,2%. Tổng giá trị nhập khẩu 3,53 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm 2022.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đánh giá, trong những năm qua, ngành chăn nuôi luôn nối tiếp kết quả phát triển ở mức cao, sản lượng thịt, trứng, sữa đều rất ấn tượng.
Tuy nhiên, không nên hài lòng với những gì đã đạt được mà cần phải tích cực chuyển đổi, đẩy nhanh tiến độ, tiếp tục bứt phá. Để chăn nuôi phát triển bền vững cần giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thức ăn nhập khẩu, quản lý nâng cao chất lượng chọn tạo giống, tăng cường chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính để quản lý thông tin sâu rộng…
Ngoài ra, yếu tố môi trường trong chăn nuôi cũng rất quan trọng. Nhằm hướng tới cam kết của Việt Nam với thế giới đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2025, ngành chăn nuôi cần xử lý tốt môi trường và nâng cao nhận thức của người dân.