Giá lợn hơi hôm nay tại cả ba miền đồng loạt tăng. Trong đó, miền Nam có mức tăng cao nhất với 2.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Bắc
Thị trường lợn hơi ghi nhận mức tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 57.000 - 59.000 đồng/kg.
Cụ thể, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, lợn hơi tại Bắc Giang, Lào Cai, Phú Thọ và Thái Bình có giá 59.000 đồng/kg, cao nhất khu vực cùng Hà Nội.
Lợn hơi tại Nam Định, Thái Nguyên và Ninh Bình đang được thu mua với giá thấp nhất khu vực là 57.000 đồng/kg.Các địa phương khác có giá lợn hơi 58.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên
Tại đây, giá lợn hơi dao động trong khoảng 56.000 – 60.000 đồng/kg. Trong đó, Lâm Đồng và Bình Thuận là 2 tỉnh có mức giá cao nhất với 60.000 đồng/kg.
Sau khi tăng 1.000 đồng/kg, giá thu mua lợn hơi tại Ninh Thuận lên mức 58.000 đồng/kg. Các địa phương còn lại không ghi nhận sự biến động giá.
Giá lợn hơi tại miền Nam
Giá lợn hơi miền Nam tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động quanh mức 58.000 - 61.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi tăng 1.000 đồng/kg, lợn hơi tại Vũng Tàu có giá 61.000 đồng/kg, cao nhất khu vực cùng Vĩnh Long và Kiên Giang.
Cũng mức tăng, giá lợn hơi tại Bình Phước, An Giang và Sóc Trăng lên mức 59.000 đồng/kg. Trà Vinh lên mức 58.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực cùng Tiền Giang và Bạc Liêu.
Ngoài ra, Bình Dương và Hậu Giang có giá lợn tăng lần lượt 2.000 đồng/kg và 1.000 đồng/kg lên 60.000 đồng/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tổng mức tiêu thụ thịt toàn cầu được dự báo sẽ tăng 9,6% trong 6 năm tới. Cụ thể, từ 327 triệu tấn vào năm 2023 lên 358,4 triệu tấn vào cuối năm 2030.
Trong đó, tiêu thụ thịt lợn toàn cầu dự kiến sẽ đạt 131 triệu tấn vào năm 2030, tăng 7,2% so với năm 2023.
Tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam và Mỹ dự kiến tăng lần lượt 28,3% và 11,7%. Tại Trung Quốc và Nga, mức tiêu thụ dự kiến sẽ tăng lần lượt 5,8% và 4,5%. Liên minh châu Âu sẽ giảm 3,9%, từ 18,4 triệu tấn vào năm 2023 xuống 17,7 triệu tấn vào năm 2030.
Bên cạnh đó, năm 2030, tiêu thụ thịt lợn ở khu vực Mỹ Latinh dự kiến sẽ tăng 14,2% so với năm 2023, đạt 10,7 triệu tấn.
Những quốc gia hàng đầu trong khu vực như Brazil, Mexico và Argentina có khối lượng tiêu thụ dự kiến lần lượt đạt 3,5 triệu, 3 triệu và 1 triệu tấn vào năm 2030.