Giá lợn hơi ngày 2/2: Tiếp tục giảm, nhiều nhất 3.000 đồng/kg

Ngày 2/2, giá lợn hơi tại 1 số tỉnh thành tiếp tục giảm 1.000 - 3.000 đồng/kg. Mức giảm giá sâu nhất ghi nhận được là 3.000 đồng/kg tại Bình Thuận…

Ngày 2/2, giá lợn hơi tại 1 số tỉnh thành tiếp tục giảm
Ngày 2/2, giá lợn hơi tại 1 số tỉnh thành tiếp tục giảm

Giá lợn hơi hôm nay giảm 1.000 – 3.000 đồng/kg. Theo ghi nhận, mức giá lợn hơi của cả nước hiện dao động trong khoảng 52.000 – 59.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Bắc

Thị trường lợn hơi ở miền Bắc giảm 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 58.000 - 59.000 đồng/kg.

Cụ thể, Lào Cai, Nam Định, Thái Bình và Vĩnh Phúc cùng giảm 1.000 đồng/kg về mức 58.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất khu vực cùng với Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nội, Ninh Bình và Tuyên Quang. Ngược lại, mức giá cao nhất khu vực 59.000 đồng được ghi nhận tại các địa phương còn lại.

lon-bac-0202-9626.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 2/2 tại miền Bắc

Giá lợn hơi tại miền Trung – Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 53.000 – 57.000 đồng/kg. Cụ thể, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, giá lợn hơi tại Quảng Trị, Quảng Nam và Khánh Hòa xuống mức 53.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất khu vực cùng với Bình Định sau khi giảm 2.000 đồng/kg.

Ngược lại, giá cao nhất khu vực 57.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thanh Hóa và Nghệ An. Bình Thuận có mức giảm sâu nhất 3.000 đồng/kg xuống mức 54.000 đồng/kg.

lon-trung-0202-4993.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 2/2 tại miền Trung - Tây Nguyên

Giá lợn hơi tại miền Nam

Giá lợn hơi miền Nam cũng giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, dao động quanh mức 52.000 - 56.000 đồng/kg. Theo đó, sau khi giảm 1.000 đồng/kg, Đồng Nai đang có mức giao dịch lợn hơi là 56.000 đồng/kg, cao nhất khu vực cùng với Bình Dương.

Cùng mức giảm đó, giá lợn hơi tại Long An và Cần Thơ xuống mức 54.000 đồng/kg. Mức giá thấp nhất khu vực được ghi nhận tại Bến Tre với 52.000 đồng/kg.

lon-nam-0202-1076.jpg
Bảng giá lợn hơi ngày 2/2 tại miền Nam

Cận kề Tết Nguyên đán, tình hình tiêu thụ thịt vẫn khá trầm lắng. Nguyên nhân là do kinh tế trong năm vừa qua gặp khó, thu nhập của những người công nhân, người lao động bị thất thu nghiêm trọng, gây ảnh hưởng chung đến thị trường tiêu thụ thực phẩm. Đồng thời, ngành du lịch, nhà hàng, quán ăn cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi du khách lẫn thực khách đều giảm.

Theo ông Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc phụ trách thị trường của Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam, vào cùng kỳ năm trước, khắp nơi đã tưng bừng tất niên, lượng lợn quay, gà quay, vịt quay… tiêu thụ mạnh.

Sang năm nay, đi đâu cũng thấy ế ẩm, ảm đạm. Như vậy, dù cho nhu cầu có bật tăng vào những ngày cuối cùng trước Tết Nguyên đán thì cũng không thể bù đắp được sự sụt giảm trong thời gian qua. Hiện nay, hàng hóa thực phẩm tràn ngập, thậm chí phải khuyến mại đến qua Tết.

Bên cạnh đó, để chủ động nguồn hàng phục vụ nhân dân dịp Tết, Sở Công Thương thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hoá hóa với tổng lượng hàng hoá hóa thiết yếu phục vụ 3 tháng trước, trong và sau Tết gồm 292,95 nghìn tấn gạo, 58,5 nghìn tấn thịt lợn, 19,5 nghìn tấn thịt gia cầm, 16,2 nghìn tấn thịt bò, 390 triệu quả trứng gia cầm, 325,5 nghìn tấn rau củ, 16,2 nghìn tấn thủy sản, 157 nghìn tấn trái cây… Ước tính tổng giá trị hàng hoá hóa phục vụ Tết trên địa bàn đạt khoảng 40.900 tỷ đồng, tăng khoảng 10% so với năm 2023.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng tiếp tục tăng

Giá vàng thế giới vẫn tăng mạnh dù đồng USD leo thang, trong nước, vàng miếng SJC thêm nửa triệu đồng/lượng ở cả chiều mua - bán...