Giá thép trong nước tăng cao kỷ lục

Ảnh hưởng từ quá trình tăng giá thép thế giới, Giá thép trong nước đã tăng mạnh. Sản lượng xuất khẩu của một số doanh nghiệp Việt Nam cũng tăng mạnh; dự báo nhiều khả năng giá thép trong nước và thế g
Giá thép trong nước tăng cao kỷ lục

Theo những người am hiểu thị trường thép, ngoài yếu tố cung cầu, việc cháy một nhà máy rất lớn của Công ty Thép Steel Plates Bengang (Trung Quốc) đã đẩy giá thép cán nóng trên sàn giao dịch Tương lai Thượng Hải tăng lên mức kỷ lục khi đạt 4.400 nhân dân tệ/tấn (tương đương 674,48 USD/tấn). Đó cũng là lý do khiến giá thép toàn thế giới lên đỉnh cao nhất trong nhiều năm qua.

Giá thép trong nước đang ở mức cao nhất từ năm 2009-2010 trở lại đây, chỉ thấp hơn đỉnh của năm 2008 là trên 700 USD/tấn. Nguyên nhân khiến giá thép trong nước và thế giới liên tục tăng trong thời gian gần đây là do Trung Quốc vẫn còn hạn chế sản xuất mặt hàng này.

Họ đã buộc đóng cửa các nhà máy không đủ tiêu chuẩn về môi trường. Nhà máy nào muốn duy trì hoạt động thì phải đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe. Bên cạnh đó, do việc hạn chế giao thương với Triều Tiên nên nguồn cung than cốc từ nước này giảm.

Dự báo giá thép sẽ còn tăng cho đến đầu năm 2018 do nhu cầu xây dựng đang vào mùa. Các công trình dân dụng trong nước vừa né tháng "cô hồn" nên từ nay đến tháng 4 năm sau, tiến độ xây dựng tăng trở lại. Giá thép có thể giảm nhưng không đáng kể, tuy nhiên khả năng tăng vẫn cao hơn.

Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo các nhà máy thép dẹt ở châu Âu sẽ tăng giá chào hàng lên tới 40 euro/tấn. Họ viện lý do chi phí đầu vào và nhu cầu thép phế liệu toàn cầu tăng. Giá thép phế liệu Thổ Nhĩ Kỳ hiện đạt mức cao kỷ lục trong 5 năm qua, dự kiến sẽ đẩy giá thép phế liệu của Mỹ tăng theo.

Khảo sát giá thị trường cho thấy, giá thép công nghiệp đã tăng 20% từ đầu quý III đến nay và dự báo khó giảm trong vài tuần tới. Giá thép xây dựng bán ra hiện không có thuế GTGT đã là 14,5 triệu đồng/tấn, cao hơn vài tuần trước đến 1 triệu đồng/tấn. Tương tự, giá thép công nghiệp cũng trong đà tăng.

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, nhìn nhận nguyên nhân chính khiến giá thép trong nước và quốc tế tăng liên tục trong thời gian gần đây là do thị trường thép Trung Quốc (quốc gia chiếm khoảng một nửa sản lượng và tiêu thụ thép của thế giới) sôi động trở lại. Tình hình kinh tế ở Trung Quốc phục hồi, kéo theo nhu cầu thép tăng. 

Ngành thép Việt Nam phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu và bán thành phẩm để phục vụ cho sản xuất trong nước. Theo đó, 7 tháng đầu năm, ngành thép nhập gần 1 triệu tấn quặng sắt, 1 triệu tấn than mỡ để luyện than cốc, 2,3 triệu tấn thép phế liệu, hơn 5 triệu tấn thép cuộn cán nóng. Do giá nguyên liệu trên thế giới tăng nên các nhà sản xuất thép trong nước cũng phải tăng giá bán sản phẩm.

Trong thời gian tới, dự báo giá nguyên liệu cũng như thép thành phẩm tiếp tục tăng. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không quá lớn vì hiện đã ở mức cao. Nguyên nhân do là quý cuối năm nên nhu cầu thép thường tăng hơn bình thường.

Báo cáo từ Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm nay của cả nước đạt 191,73 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu thép tăng đến 80%, tương ứng trên 50 triệu USD. Cụ thể, một số doanh nghiệp thép trong nước đã xuất khẩu sản phẩm mạnh sang các nước như Campuchia, Lào, Mỹ, Canada, Úc... 

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...