Giải ngân vốn đầu tư công: Địa phương nào sẽ về đích trước?

Sau hội nghị về đầu tư công diễn ra cách đây vài ngày, các thành phố, địa phương đang tích cực hành động để đạt mục tiêu hoàn thành từ 90% - 100% kế hoạch đề ra. Với các kế hoạch hành động đã và đang được triển khai, địa phương nào sẽ về đích sớm nhất?
Giải ngân vốn đầu tư công: Địa phương nào sẽ về đích trước?

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với các địa phương trên toàn quốc về công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã công bố các địa phương giải ngân vốn đầu tư tốt (trên 45%) gồm Nghệ An, Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Nam, Lào Cai, Tiền Giang. Đồng thời, Thủ tướng cũng công bố các địa phương có tiến độ giải ngân chậm gồm Quảng Trị, Trà Vinh, Khánh Hòa, Hòa Bình, Thái Nguyên, Cần Thơ, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Đồng Nai.

Sự "điểm mặt chỉ tên" này dường như đang tạo ra hiệu ứng lớn khi làm nhiều thành phố, tỉnh thành phải nhanh tay ban hành các giải pháp hay đốc thúc giải ngân vốn đầu tư công. 

Đơn cử, nhiều tỉnh thành, tiêu biểu nhất là hai đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước - Hà Nội và TP. HCM - đã bắt đầu triển khai hàng loạt các giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Cụ thể, Hà Nội tiến hành thanh tra hàng loạt các dự án đầu tư công chậm tiến độ còn TP. HCM ban hành 6 giải pháp trọng tâm để giải quyết triệt để thực trạng trì trệ này. Sau đó là nhiều tỉnh khác như Quảng Ninh chính thức lên kế hoạch giải phóng mặt bằng cao tốc Vân Đồn - Móng Cái chỉ trong 30 ngày đêm…

Chậm chạp trong quá trình giải ngân vốn đầu tư công không phải mới diễn ra mà  vốn được coi là “điểm nghẽn” của nền kinh tế bao lâu nay. Một thực trạng rất đáng bàn chính là khi làm việc với các bộ ngành, nhiều địa phương đều đề nghị được bố trí vốn để đầu tư phát triển nhưng khi nhận được vốn xong lại không tổ chức thực hiện đến nơi đến chốn để cho một lượng vốn rất lớn chưa được giải ngân. 

Dù liên tục “bị thúc” bởi các cấp và cơ quan liên quan từ Chính phủ đến các bộ ngành cùng hàng loạt các đơn vị liên quan nhưng bao lâu nay, vốn đầu tư công vẫn cứ nằm trên giấy.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng từng chỉ ra 6 nguyên nhân khách quan chủ yếu dẫn đến tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công nhưng đến nay, các thực trạng này vẫn chưa có nhiều thay đổi.

Tuy nhiên, ngay sau hội nghị kể trên, có thể thấy một chuyển biến lớn của các địa phương. Hành động nhanh, vào cuộc quyết liệt đang được những người đứng đầu các địa phương thể hiện rất rõ nét. 

Dường như "lời hiệu triệu” của Chính phủ đang thể hiện sức mạnh, đặt biệt là sau đề xuất người đứng đầu của địa phương có thể bị xử lý kỷ luật nếu không hoàn thành nhiệm vụ...

TP. HCM muốn giải ngân đến 95% kế hoạch vốn đầu tư công đề ra trong năm 2020. Mục tiêu của Hà Nội hay Quảng Ninh cũng không hề kém cạnh. Nửa cuối năm này dường như là thời gian "chạy nước rút" của các địa phương trong tiến trình giải ngân vốn đầu tư công.

Có vẻ như, một vấn đề hóc búa tồn tại hàng bao năm nay đang được tích cực hoá giải chỉ trong 6 tháng cuối năm, tính từ bây giờ. Vấn đề giải ngân vốn đầu tư công của địa phương đang đặt lên vai của người đứng đầu. Và lãnh đạo địa phương nào có thể giải quyết nhanh nhất bài toán này để giúp địa phương mình cán đích đầu tiên? Câu hỏi này đang được kỳ vọng sẽ có thể trả lời vào cuối năm nay...

Xem thêm

9 địa phương giải ngân tốt vốn đầu tư công

9 địa phương giải ngân tốt vốn đầu tư công

Sáng nay, 16/7, chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thường trực Chính phủ với các địa phương trên toàn quốc về công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho biết các địa phương giải ngân tốt (từ 45% trở lên).

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...