Hà Nội: Chỉ số CPI tháng 5 tăng 0,3% so với tháng trước

Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,3% so với tháng trước, tăng 2,43% so với tháng 12/2021 và tăng 3,79% so với cùng kỳ năm trước.
Hà Nội: Chỉ số CPI tháng 5 tăng 0,3% so với tháng trước

Trong tháng 5, 10/11 nhóm hàng có chỉ số CPI tăng so với tháng trước, trong đó nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,59% (tác động làm tăng CPI chung 0,12%) do trong tháng có kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và là thời điểm diễn ra SEA Games 31, các hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí được đẩy mạnh, khách trong nước và quốc tế đến Hà Nội tăng cao.

Bên cạnh đó, nhóm giao thông tăng 2,12% (tác động làm tăng CPI chung 0,21%) chủ yếu do giá xăng điều chỉnh tăng 3 lần liên tiếp vào ngày 04/5; 11/5 và ngày 23/5/2022 (bình quân trong tháng giá xăng tăng 5,99% so với tháng trước, dầu diezen tăng 3,98%); nhóm giáo dục tăng 0,3% (tác động làm tăng CPI chung 0,02%) do trong tháng các trường học trên địa bàn Thành phố hoàn tất các khoản thu còn lại kết thúc năm học 2021-2022; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,3% (tác động làm tăng CPI chung 0,01%) do lượng khách sử dụng trong dịp SEA Games 31 tăng cao; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,22% (tác động làm tăng CPI chung 0,07%), trong đó nhóm lương thực tăng 0,34%; thực phẩm tăng 0,22%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,18%.

Các nhóm có chỉ số CPI tăng nhẹ là thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,03%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; bưu chính viễn thông tăng 0,01%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,19%. Riêng nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,71% (tác động làm giảm CPI chung 0,14%) do giá gas giảm 4,75% so với tháng trước, sản lượng điện tiêu thụ trong tháng giảm nên tính theo giá bình quân điện giảm, đồng thời giá thép xây dựng cũng có xu hướng giảm dần so với những tháng đầu năm 2022.

Trong 5 tháng đầu năm nay, một số nhóm hàng có chỉ số CPI bình quân tăng cao so với bình quân cùng kỳ là nhóm giao thông tăng 15,3%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,85%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,03%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,83%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,78%. Các nhóm có chỉ số CPI tăng nhẹ: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,72%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,57%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,4%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,54%. Có 2/11 nhóm hàng CPI bình quân 5 tháng đầu năm giảm so với bình quân cùng kỳ: Bưu chính viễn thông giảm 0,3%; giáo dục giảm 2,26%.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, CPI trên cả nước tháng 5/2022 tăng 0,38% so với tháng trước; tăng 2,48% so với tháng 12/2021 và tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới; giá lương thực, thực phẩm, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá các loại xăng đồng loạt tăng

Xăng tăng, dầu giảm trái chiều

Trong kỳ điều hành mới nhất của liên bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng, dầu tiếp tục được điều chỉnh theo hai chiều tăng giảm...

Vàng tiếp tục tiến sát mốc kỷ lục

Vàng tiếp tục tiến sát mốc kỷ lục

Giá vàng duy trì được các mốc cao khi thị trường tập trung vào các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như tín hiệu lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Grab Food và ShopeeFood so găng giành vị trí số một trên thị trường giao đồ ăn Việt Nam

Cuộc đua song mã tại thị trường giao đồ ăn Việt Nam

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Việt Nam đang trở nên sôi động khi nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao, từ đó hình thành nên cuộc đua khốc liệt giữa các "ông lớn" công nghệ, không ngừng so găng để giành vị trí số một…

Giá xăng, dầu tăng trong tuần này

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng

Trong kỳ điều hành tuần này, liên Bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, thời gian áp dụng từ 15h hôm nay...