Hà Nội: Chung cư cũ là 1 trong 10 rủi ro có thể trở thành thảm họa

Hà Nội vừa phê duyệt đề án "Quản lý và giảm thiểu các rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với Thành phố Hà Nội", trong đó cảnh báo 10 nguy cơ rủi ro trở thành thảm họa và trong đó có việc cháy nổ, sậ
Hà Nội: Chung cư cũ là 1 trong 10 rủi ro có thể trở thành thảm họa

Trong đó, Hà Nội xác định, đối các chung cư cũ, rủi ro dẫn đến thảm họa có thể xảy ra khi có cháy, đổ sụp hàng loạt nhà.

Hiện tại, Hà Nội có 1.579 chung cư cũ, tập trung ở 76 khu, với 1.273 chung cư và 306 chung cư riêng lẻ với quy mô từ 2 đến 5 tầng. Đa số các chung cư cũ đã hết niên hạn sử dụng và phân bố tại 4 quận nội thành cũ, hiện đã có hiện tượng sụt lún, xuống cấp khá nghiêm trọng.

"Thảm họa được xác định, nếu động đất với cường độ 4-5 richter có thể gây sụp đổ hàng loạt chung cư cũ (hiện có khoảng 30 nghìn hộ dân đang sinh sống tại các chung cư cũ 4-5 tầng).

Đối các khu đô thị mới, khu chung cư cao tầng, rủi ro thành thảm họa khi cháy toàn bộ, hoặc đổ sụp chung cư cao tầng. Nguyên nhân đổ sụp có thể do động đất, cường độ lớn (khoảng 7 richter) đối với các chung cư không được thiết kế chống động đất; hoặc do sai quy trình thiết kế, xây dựng.

Đề án nêu rõ, trên thế giới, trong vài chục năm trở lại đây đã xảy ra nhiều thảm họa. Rủi ro, thảm họa có thể xảy ra trong hầu hết các lĩnh vực: Kinh tế, đô thị, môi trường, y tế, an ninh....; có thể do tác động của thiên nhiên hoặc do con người gây nên.

10 rủi ro có thể trở thành thảm họa đối với quá trình phát triển của Hà Nội như vỡ đê sông Hồng; ô nhiễm nguồn nước; cháy, nổ, đổ sụp công trình; tai nạn giao thông; rủi ro tại các sự kiện tập trung đông người; dịch bệnh; rủi do trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; rủi ro do mất điện diện rộng và rủi ro khi có các hoạt động khủng bố, phá hoại.

Trong lĩnh vực giao thông, thảm họa được thống kê có thể xảy ra đối với hệ thống đường sắt trên cao hoặc đường hàng không. 

Đề án đã xác định hàng loạt nhiệm vụ để quản lý, giảm thiểu tối đa thiệt hại do rủi ro gây ra như kiện toàn cơ quan ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng, chống rủi ro; nâng cao năng lực phòng chống, ứng phó rủi ro cho các đối tượng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục; đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...