Trong khi đó, đến tuần qua Thành phố đã phê duyệt được tổng cộng 11 cụm công nghiệp.
"Với tiến độ này, tôi khẳng định đến cuối năm nay, Thành phố sẽ có được 30 cụm công nghiệp mới. Tuy nhiên, công nghiệp của Hà Nội đang tồn tại trong đô thị chứ không phải công nghiệp di dời ra khỏi đô thị, nên chúng ta phải xác định sản xuất công nghiệp sạch, bền vững, áp dụng khoa học công nghệ và thiết bị hiện đại", Giám đốc Sở Công thương nêu rõ.
Cũng theo vị lãnh đạo này, công nghiệp Hà Nội không thể theo mẫu số chung của toàn quốc, nhưng vẫn khẳng định Hà Nội là trung tâm, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Bắc; các khu công nghiệp cố gắng kết hợp giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài để có các khu công nghiệp sạch, hiện đại. "Từ năm 2016 đến nay, mẫu số của Thành phố là mỗi ha tại khu công nghiệp tối thiểu 20 triệu USD mới được vào đầu tư”, ông Thăng nhấn mạnh.
Từng thông tin trước đó về nội dung này, theo Sở Công thương Hà Nội, xu hướng đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Hà Nội là đầu tư công nghệ cao, công nghệ sạch, phát triển bền vững, do đó các doanh nghiệp sẽ tăng vốn đầu tư vào một đơn vị diện tích đất bằng việc tăng mật độ sử dụng đất, đầu tư thiết bị, công nghệ cao, đầu tư dây chuyền đồng bộ; sử dụng công nghệ thông tin trong điều hành sản xuất… qua đó tăng hiệu quả sử dụng đất.
Hà Nội đã có 70 cụm công nghiệp đang hoạt động, diện tích là 1.337 ha với khoảng 3.100 cơ sở sản xuất đang hoạt động. Trong số này có 3 cụm công nghiệp tập trung gồm: Cụm công nghiệp Chương Mỹ rộng 50 ha; cụm công nghiệp Sơn Tây rộng 70 ha; cụm công nghiệp Phúc Thọ rộng 55 ha. Ðây là điều kiện cơ bản để phát triển làng nghề, kinh tế nông thôn và kêu gọi đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của Hà Nội.
>> Đầu tư xây dựng 3 cụm công nghiệp, Hà Nội chi 750 tỷ