Hà Nội dự kiến cấm xe máy xăng tại những tuyến đường nào trong nội đô?

Những tuyến đường phố của Hà Nội dự kiến cấm xe máy xăng hoạt động từ tháng 7/2026 nằm trong Vành đai 1 như Trần Nhật Duật, Lê Duẩn, Nguyễn Xiển, Thanh niên, Phan Đình Phùng...

Tuyến Vành đai 1 Hà Nội có lộ trình: Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Kim Liên - Hoàng Cầu - Voi Phục - Vành đai 2 (đoạn Cầu Giấy - Bưởi)
Tuyến Vành đai 1 Hà Nội có lộ trình: Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Kim Liên - Hoàng Cầu - Voi Phục - Vành đai 2 (đoạn Cầu Giấy - Bưởi)

Theo Chỉ thị 20 ban hành ngày 12/7 về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, bảo đảm đến ngày 1/7/2026 không còn mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực Vành đai 1.

Từ ngày 1/1/2028, ngoài cấm mô tô, xe gắn máy chạy xăng dầu, ôtô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng bị hạn chế trong khu vực Vành đai 1 và Vành đai 2; đến năm 2030 áp dụng với toàn bộ phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong phạm vi Vành đai 3.

Theo quy hoạch, Thủ đô Hà Nội sẽ có 7 đường vành đai, trong đó vành đai 4 đang thi công và vành đai 5 chưa hình thành. Trong 5 tuyến vành đai còn lại (vành đai 1; 2; 2,5; 3; 3,5), có vành đai 3 đã hoàn thiện, còn lại đều đang xây dựng hoặc chờ dự án.

Căn cứ vào chỉ đạo trên, từ ngày 1/7/2026, cấm xe máy chạy xăng lưu thông trong Vành đai 1, bao gồm các tuyến phố trung tâm như Phố Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Minh Khai - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Khâm Thiên - Lê Duẩn - Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Đặng Tất - Hàng Đậu - Phan Đình Phùng - Quán Thánh - Thanh Niên - Yên Phụ - Cửa Bắc - Hàng Đậu - Trần Nhật Duật.

Đến năm 2030, vùng cấm các phương tiện cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch tại Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng thực hiện đến đường Vành đai 3, bao gồm các tuyến phố chính: Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Xiển - Nghiêm Xuân Yêm - Pháp Vân - Lĩnh Nam - Vĩnh Tuy - Minh Khai - Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Giải Phóng - Trường Chinh - Láng - Võ Chí Công - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long.

Đường Vành đai 1 là trục chính đô thị kết nối từ đông sang tây, đi qua khu vực trung tâm của Hà Nội với tổng chiều dài 7,2km. Hiện dự án vành đai 1 đoạn từ Hoàng Cầu tới Voi Phục đang thi công, nếu hoàn thành đoạn tuyến Hoàng Cầu - Voi Phục, đây sẽ là vành đai đầu tiên của Hà Nội được khép kín. Tuyến đường khi hoàn tất sẽ chạy qua địa bàn các quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa (cũ).

Cũng theo chỉ thị trên, Thủ tướng giao Hà Nội lập và công bố đề án vùng phát thải thấp trong quý 3-2025. Đến năm 2030, Hà Nội cần phát triển mạng lưới giao thông công cộng đa phương thức, phủ kín các tuyến chính, kết nối khu vực đông dân cư và các đầu mối lớn.

Theo thống kê của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, tính đến hết tháng 4, thành phố có hơn 8 triệu phương tiện, trong đó trên 1,1 triệu ô tô và hơn 6,9 triệu xe máy với gần 73% xe đã sử dụng trên 10 năm.

Tại kỳ họp thứ 20 cuối năm 2024, Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn TP.Hà Nội.

Trong vùng phát thải thấp, cơ quan chức năng sẽ cho phép các phương tiện giao thông không phát sinh khí thải, xe cơ giới thân thiện môi trường, xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường, xe ưu tiên và phương tiện giao thông có giấy phép lưu thông của cơ quan có thẩm quyền được lưu thông.

Hà Nội sẽ cấm lưu thông các xe tải hạng nặng chạy bằng dầu diesel trong vùng phát thải thấp. Hạn chế hoặc cấm xe máy, xe mô tô không đáp ứng tiêu chuẩn mức 2 và ô tô không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 lưu thông vào vùng phát thải thấp theo khung giờ/thời điểm hoặc khu vực.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ đề xuất ban hành các loại phí và lệ phí đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có phát thải lưu thông trong vùng phát thải thấp.

Hà Nội cũng sẽ đề xuất chính sách hỗ trợ người dân sinh sống và làm việc trong vùng phát thải thấp, các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch, phương tiện giao thông không phát thải.

Xem thêm

40 triệu xe máy Honda đã được lắp ráp tại Việt Nam

40 triệu xe máy Honda đã được lắp ráp tại Việt Nam

Honda Việt Nam chính thức kỷ niệm dấu mốc lịch sử khi xuất xưởng chiếc xe máy thứ 40 triệu tại nhà máy Vĩnh Phúc. Con số này không chỉ cho thấy quy mô sản xuất ấn tượng của hãng xe Nhật Bản tại Việt Nam, mà còn khẳng định vị thế vững chắc của Honda với thị trường Việt Nam suốt gần 30 năm qua...

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...