Hà Nội dự kiến công nhận hơn 1.500 sản phẩm OCOP trong năm 2021

Đến hết năm 2021, thành phố Hà Nội sẽ công nhận ít nhất hơn 500 sản phẩm OCOP, đưa tổng số sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội hơn 1.500 sản phẩm.
Hà Nội dự kiến công nhận hơn 1.500 sản phẩm OCOP trong năm 2021

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, theo chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 1.054 sản phẩm, trong đó có 4 sản phẩm được Trung ương công nhận 5 sao, 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 731 sản phẩm 4 sao…. Thực hiện chương trình của Thành ủy và Kế hoạch của UBND TP. Hà Nội về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021- 2025, trong đó Hà Nội xác định đến năm 2020 đánh giá thêm ít nhất 2.000 sản phẩm OCOP.

Năm 2021 đã có 27/30 quận, huyện, thị xã đăng ký 581 sản phẩm tham gia, đánh giá, phân hạng. Đến nay Thành phố đã đánh giá, phân hạng được 406 sản phẩm ở 18/30 quận, huyện. Đến hết năm 2021, Thành phố sẽ công nhận ít nhất hơn 500 sản phẩm OCOP, đưa tổng số sản phẩm OCOP của thành phố Hà Nội hơn 1.500 sản phẩm. Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có 44 điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.

Chương trình Khai mạc và Hội thảo giới thiệu, quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc có ý nghĩa quan trọng để Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang thực hiện nhiệm vụ kép: Vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội vừa phòng chống dịch COVID-19 nhằm “Đưa hàng nông thôn lên thành thị”, theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, tạo điều kiện các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Hà Nội và cả nước được quảng bá, giới thiệu, đẩy mạnh xúc tiến giao thương, để nhân dân Thủ đô và du khách quốc tế nhận diện thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, sự kiện còn nhằm giúp các chủ thể tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường nông thôn, ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, kết nối và tiêu thụ sản phẩm.

Đặc biệt, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức chương trình này còn nhằm giúp các chủ thể sản xuất chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh, tiếp thị, quảng bá tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm. Với sự tham của nhiều doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, các sàn giao dịch điện tử…

Với những kết quả đạt được, trong thời gian tới, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình OCOP một cách đồng bộ từ Thành phố đến cơ sở theo đúng chu trình OCOP. Đồng thời đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, hỗ trợ các tổ chức kinh tế và người dân tích cực tham gia góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế; khai thác có hiệu quả các lợi thế của địa phương trong sản xuất nông - lâm nghiệp và góp phần phát triển kinh tế khu vực nông thôn.

Xem thêm

Hà Nội: Thêm 40 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP

Hà Nội: Thêm 40 điểm giới thiệu sản phẩm OCOP

Theo Sở Công Thương Hà Nội, năm 2021, Sở dự kiến tiếp tục khảo sát, lựa chọn và khai trương thêm 40 điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mới.

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...