Bốn mẫu được lấy từ nước thành phẩm tại nhà máy; Bể chứa trung gian tại xã Bình Yên, Thạch Thất; Trạm điều tiết Tây Mỗ; Họng 1.200 Big C.
15 mẫu lấy tại hộ gia đình sử dụng nước trong mạng cấp của công ty nước sạch sông Đà thuộc 5 quận huyện: quận Thanh Xuân (phường Phương Liệt, Thanh Xuân Trung), quận Hoàng Mai (phường Đại Kim), quận Cầu Giấy (phường Mai Dịch, Trung Hòa), quận Nam Từ Liêm (phường Mễ Trì, Đại Mỗ) và huyện Hoài Đức (xã Di Trạch, Vân Côn).
Mẫu được Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam kiểm nghiệm. Kết quả các mẫu đều đạt quy chuẩn styren.
Đây là kết quả xét nghiệm đợt 4 sau sự cố nước sông Đà ô nhiễm dầu. Trước đó, kết quả xét nghiệm mẫu nước đợt 3 và đợt 2 (diễn ra từ ngày 14 đến 17/10), hàm lượng styren đều trong giới hạn cho phép.
Sở Y tế cho biết sẽ tiếp tục lấy mẫu nước trong các ngày tiếp theo để phân tích đánh giá chất lượng nước sinh hoạt. Sở Y tế không có khuyến cáo nào về việc sử dụng nước cấp từ sông Đà cho ăn uống an toàn chưa.
Trước đó, ngày 14/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lấy mẫu nước tại điểm nguồn vào của nhà máy nước sông Đà, kiểm tra có 107/107 chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn của Bộ Y tế. Trong đó chỉ tiêu styren có kết quả 5µg/l thấp hơn quy chuẩn cho phép (20µg/l).
Ngày 8/10, 10 m3 dầu thải bị đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, Kỳ Sơn (Hòa Bình), lan vào kênh dẫn của nhà máy nước sạch sông Đà, làm ô nhiễm nguồn nước. Suốt 7 ngày sau đó, nước sinh hoạt của khu vực Tây Nam Hà Nội bị ô nhiễm, có mùi lạ, 250.000 hộ gia đình thiếu nước sạch sinh hoạt, cuộc sống đảo lộn.
Kiểm nghiệm nước xác định hàm lượng chất styren cao gấp 3,6 lần quy chuẩn. Thành phố khuyến cáo người dân chỉ nên dùng nước để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống. Ngày 18/10, hai nghi phạm xả dầu thải bị bắt. UBND TP Hà Nội yêu cầu người dân lau rửa toàn bộ bể nước ngầm, bể nước chứa...