Hà Nội kiến nghị Thủ tướng triển khai 7 tuyến đường sắt đô thị nội đô

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã kiến nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính về xây dựng 9 tuyến đường sắt và đề xuất triển khai các tiểu dự án thành phần dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô...
thường trực chính phủ làm việc với hà nội

Ngày 6/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc giữa Thường trực Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội về tình hình phát triển kinh - tế xã hội 4 tháng đầu năm và kết quả giữa nhiệm kỳ Đại hội XVII của Đảng bộ thành phố.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành về 9 tuyến đường sắt trên địa bàn.

Đối với dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, Hà Nội đề nghị Thủ tướng cho phép thành phố được thực hiện thanh toán từ nguồn vốn ứng trước của ngân sách để giải ngân thanh toán cho các nhà thầu, tư vấn của dự án.

Hà Nội đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm xem xét đẩy nhanh quá trình cho ý kiến để hoàn thành thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường sắt Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo trong năm 2023.

Ngoài ra, các dự án đường sắt khác đã được phê duyệt quy hoạch như dự án đường sắt đô thị Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng Hòa Lạc, tuyến đường sắt Hà Đông - Xuân Mai... Hà Nội kiến nghị sử dụng nguồn vốn ODA để đảm bảo đồng bộ kỹ thuật, công nghệ với đoạn tuyến đang hoạt động...

Về dự án đường sắt Yên Viên - Ngọc Hồi, Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải khẩn trương bàn giao hồ sơ tài liệu cho thành phố quản lý theo quy hoạch hệ thống mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về Dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô, Hà Nội kiến nghị Chính phủ chấp thuận chủ trương giao UBND thành phố Hà Nội là cơ quan chủ quản, quyết định đầu tư tiểu dự án đầu tư công trong dự án PPP và được giao ban quản lý dự án chuyên ngành thành phố là chủ đầu tư thực hiện tiểu dự án, tổ chức triển khai độc lập và song hành với dự án PPP do nhà đầu tư thực hiện.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư, cho phép thành phố Hà Nội chủ động thực hiện điều hòa, điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư giữa các dự án thành phần 1.1 và 2.1 trong trường hợp tổng mức đầu tư của từng dự án thành phần vượt (có dự án tăng/giảm) nhưng tổng mức đầu tư của cả 2 dự án thành phần này không vượt sơ bộ tổng mức đầu tư tại chủ trương đầu tư, được thực hiện đồng thời với việc thực hiện nội dung điều chỉnh chủ trương dự án (nếu có).

Về việc áp dụng cơ chế đặc thù của Dự án đường Vành đai 4, thành phố đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn về việc cho phép nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức PPP và BOT (Dự án thành phần 3) được áp dụng cơ chế đặc thù về khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như nhà thầu thi công dự án được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 56 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô.

Xem thêm

Giao dịch xuyên đêm tại một dự án phía Đông Hà Nội

Giao dịch xuyên đêm tại một dự án phía Đông Hà Nội

Thị trường bất động sản hiện đang ghi nhận những tín hiệu tích cực với lượng giao dịch tăng ở cả hai miền Bắc - Nam. Đặc biệt, phía Đông Hà Nội đang chứng kiến lượng “chốt deal” ấn tượng, lên đến cả chục giao dịch mỗi ngày....
Hà Nội cho phép tách thửa đất trở lại

Hà Nội cho phép tách thửa đất trở lại

Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bãi bỏ quy định trái luật, yêu cầu các địa phương tiếp nhận, giải quyết thủ tục tách, hợp thửa theo quy định…

Có thể bạn quan tâm