Hà Nội lắp hệ thống camera quản lý giao thông và trật tự đô thị từ nguồn vốn ngân sách

Sở Giao thông - Vận tải Hà Nội vừa có tờ trình UBND TP. Hà Nội phê duyệt tiêu chí kỹ thuật và phương án lắp đặt hệ thống camera từ nguồn vốn ngân sách phục vụ công tác quản lý bảo đảm an toàn giao thô
Hà Nội lắp hệ thống camera quản lý giao thông và trật tự đô thị từ nguồn vốn ngân sách

Hệ thống camera do các quận đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, là công trình hạ tầng đô thị phục vụ việc giám sát, quản lý nhà nước về an ninh trật tự và an toàn giao thông, kiểm soát giao thông... và các chức năng khác về quản lý trật tự đô thị, đất đai, quản lý vi phạm đổ phế thải và lấn chiếm các công trình công cộng; xử lý các tình huống khẩn cấp, cứu hộ cứu nạn...

Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với hệ thống camera giám sát giao thông là phải có khả năng kết nối thông tin với hệ thống điều khiển đèn tín hiệu; bảo đảm điều khiển, phối hợp trên tuyến chính theo làn sóng xanh; xử lý theo sự cố giao thông, cấp cứu…

Sở Giao thông - Vận tải cũng lưu ý, hệ thống camera được lắp đặt phải có nhiều tính năng nhận diện, xử lý vi phạm. Khi phát hiện được tình huống vi phạm giao thông, hệ thống có thể nhận diện được đặc điểm phương tiện, biển số xe, lưu hình ảnh và in thông báo xử phạt “nguội”.

Cùng với đó, hệ thống này phải bảo đảm cung cấp các thông tin giao thông thời gian thực cho người tham gia giao thông về các điều kiện của đường đi phía trước; tư vấn lộ trình thay thế; thực tế địa điểm xảy ra sự cố và tích hợp thông tin lên bản đồ giao thông số hóa thành phố...

“Trong trường hợp phát hiện, hệ thống có thể thu phóng hình ảnh phạm vi hiện trường tai nạn để lưu trữ hình ảnh phục vụ điều tra, khám nghiệm hiện trường, đồng thời thông báo phương tiện vi phạm chạy khỏi khu vực quan sát đến phạm vi quan sát liền kề và gửi thông báo tin nhắn tự động đến lực lượng chức năng để tổ chức truy bắt”, Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết.

>> Hà Nội sẽ nhanh chóng xây dựng Bản đồ số quản lý giao thông

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.