Hà Nội sẽ nhanh chóng xây dựng Bản đồ số quản lý giao thông

UBND TP. Hà Nội đã thống nhất thông qua Kế hoạch phát triển các phương tiện vận tải công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2019 - 2020 đến năm 2030 nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp
Hà Nội sẽ nhanh chóng xây dựng Bản đồ số quản lý giao thông

Tại Phiên họp Tập thể UBND Thành phố tháng 9/2019 vừa qua, tập thể UBND Thành phố thống nhất thông qua Kế hoạch phát triển các phương tiện vận tải công cộng trên địa bàn thành phố giai đoạn 2019 - 2020 đến năm 2030 nhằm triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển số lượng phương tiện giao thông công cộng.

UBND Thành phố giao Sở Giao thông Vận tải hoàn thiện dự thảo Kế hoạch, trình UBND Thành phố xem xét, duyệt ký ban hành, trong đó nhấn mạnh các giải pháp quản lý; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Bản đồ số quản lý giao thông trên địa bàn Thành phố quy định cụ thể các tuyến, hành trình.

Sở cần bổ sung ngay vào Kế hoạch về Đề án xây dựng Trung tâm điều hành giao thông của Thành phố quản lý điều hành toàn bộ giao thông của Thành phố (bao gồm xe buýt, cứu hộ, cứu nạn, bãi đỗ xe, đường sắt đô thị…), bảo đảm hoạt động vào tháng 6/2020. Tăng cường kiểm tra, khảo sát, nghiên cứu tổ chức ngay các tuyến xe buýt tới các khu vực đông dân cư, khu công nghiệp… nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng vận tải hành khách công cộng.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đưa các loại hình xe buýt điện vào vận hành, khai thác, tiến tới năm 2025, đến năm 2030 thay thế xe buýt sử dụng nhiên liệu trên địa bàn Thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.