Hà Nội đề xuất chi 26.000 tỷ đồng xây thêm 2 cầu vượt sông Hồng

Cụ thể 2 cây cầu vượt qua sông Hồng được đề xuất xây là dự án cầu Tứ Liên có tổng mức đầu tư khoảng 17.000 tỷ đồng, cầu Thượng Cát khoảng 9.000 tỷ đồng.
Hà Nội đề xuất chi 26.000 tỷ đồng xây thêm 2 cầu vượt sông Hồng

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ đã chủ trì buổi làm việc với với Thành ủy, HĐND, UBND TP. Hà Nội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm 2021.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh báo cáo về hình phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm và nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2021 của TP Hà Nội. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2021, TP. Hà Nội thực hiện khá hiệu quả "mục tiêu kép", vừa phòng chống dịch bệnh với tinh thần "chống dịch như chống giặc", vừa đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Cũng tại hội nghị, phát biểu về việc đầu tư các cầu lớn qua sông Hồng, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội mong muốn Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương phát triển đồng bộ các cầu qua sông Hồng.

Cụ thể, dự án cầu Tứ Liên có tổng mức đầu tư khoảng 17.000 tỷ đồng, cầu Thượng Cát khoảng 9.000 tỷ đồng. Trước đây, TP. Hà Nội đã kêu gọi đầu tư 2 công trình này theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Tuy nhiên, hình thức đầu tư này đã bị hủy bỏ nên thành phố đề xuất chuyển đổi sang đầu tư công và hình thức đầu tư khác phù hợp.

Ngoài ra, với các dự án giao thông trọng điểm, Hà Nội kiến nghị Chính phủ xem xét, cân đối nguồn lực, báo cáo Quốc hội xem xét đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2021 - 2025) cho 4 dự án lĩnh vực giao thông với nhu cầu vốn 21.351 tỷ đồng giúp tăng cường khả năng kết nối, lan tỏa vùng.

Các dự án này gồm: dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai; Quốc lộ 32, đoạn từ Sơn Tây đến cầu Trung Hà; xây dựng tuyến đường cao tốc đại lộ Thăng Long, đoạn nối quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình; xây dựng cầu Vân Phúc qua sông Hồng và đường nối ra Quốc lộ 32.

TP. Hà Nội cũng tiếp tục kiến nghị Chính phủ chấp thuận vị trí nhà ga C9 (dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo) theo đúng dự án đầu tư và quy hoạch giao thông đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, đề nghị Thủ tướng Chính phủ thống nhất chủ trương trình Quốc hội phê duyệt đề xuất dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài và phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai; phê duyệt chủ trương đầu tư Tuyến số 5, đoạn Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng Hòa Lạc sử dụng vốn đầu tư công và nguồn vốn khác.

Chủ tịch Hà Nội cho rằng, trong giai đoạn tới, thành phố đầu tư 455 dự án công trình giao thông trọng điểm với tổng mức đầu tư gần 207.000 tỷ đồng. Đây là các dự án quan trọng cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, quy hoạch giao thông thành phố được Thủ tướng phê duyệt, giải quyết ùn tắc giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường liên kết vùng và đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô và các tỉnh, thành phố trong khu vực.

Hiện nay, Hà Nội có 8 cầu qua sông Hồng gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Việt Trì - Ba Vì.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ xây dựng mới 10 cầu qua sông Hồng: Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc). Đầu tháng 1/2021, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 với tổng đầu tư 2.500 tỷ đồng đã được khởi công.

Được biết, dự kiến tháng 6/2021, Hà Nội sẽ phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Trong đó sông Hồng sẽ là trục giữa để phát triển hài hòa hai bên bờ sông.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…