Hà Nội: Xử lý nghiêm sai phạm 2 dự án cống hóa mương Phan Kế Bính và mương Nguyễn Khánh Toàn

UBND thành phố xử lý nghiêm các cán bộ liên quan trong giai đoạn trước năm 2015 để cho Công ty này sai phạm. Đồng thời sẽ làm rõ quá trình mua bán ki ốt giữa Chủ đầu tư với các tổ chức, cá nhân, thu h
Hà Nội: Xử lý nghiêm sai phạm 2 dự án cống hóa mương Phan Kế Bính và mương Nguyễn Khánh Toàn

Cưỡng chế công trình vi phạm trên đất vàng Nguyễn Khánh Toàn

Đây là trả lời thẳng thắn của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung về việc giải quyết những sai phạm trong 2 dự án cống hóa mương Phan Kế Bính và mương Nguyễn Khánh Toàn, tại chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng chỉ rõ những sai phạm tại 2 dự án cống hóa kênh mương. Đồng thời cho biết, sẽ thu hồi dự án mương Phan Kế Bính phục vụ mở rộng đường Liễu Giai.

Cụ thể, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, 2 dự án này đều được thực hiện theo chủ trương xã hội hóa kênh mương để phục vụ bãi đỗ xe nhưng sau đó thực hiện lại có nhiều sai phạm. Theo ông Chung, dự án mương Phan Kế Bính được chủ trương xã hội hóa từ năm 2008 để làm bãi đỗ xe và một khu vực làm nhà điều hành.

Trong quá trình thực hiện, Công ty Đa Quốc Gia (chủ đầu tư dự án) đã làm sai chủ trương của thành phố. Các sai phạm là: Xây dựng nhà điều hành sai giấy phép được cấp; Tự ý chuyển đổi các ki ốt kinh doanh cho các cá nhân khác; Lấn chiếm một số diện tích ngoài diện tích mương được giao. Thành phố cũng đã cho kiểm điểm Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình, Thanh tra xây dựng phường. Ông Chung nêu quan điểm thành phố là sẽ thu hồi dự án trên để phục vụ mở rộng đường Liễu Giai kéo dài tới đường Bưởi.  

Tương tự đối với mương Nguyễn Khánh Toàn, cũng được thành phố chấp thuận chủ trương xã hội hóa vào năm 2009. Giao Công ty CP Đầu tư xây lắp thương mại dịch vụ do ông Cù Đức Tố làm giám đốc. Quá trình làm cũng xảy ra sai phạm: Sử dụng mương không đúng công năng, diện tích quy định; Lấn chiếm diện tích ngoài mương được giao.  

Trước đó, Hà Nội đã thực hiện cưỡng chế công trình ‘xẻ thịt’ mương thoát nước Phan Kế Bính và mương Nguyễn Khánh Toàn.

Sáng ngày 28/6, UBND quận Ba Đình đã tổ chức cưỡng chế, tháo dỡ các công trình vi phạm trật tự xây dựng tại Dự án Cống hóa mương Phan Kế Bính.

Liên quan đến những sai phạm tại dự án cống hóa mương Phan Kế Bính. Đây là một dự án đã tồn tại sai phạm gần chục năm nay mà không được giải quyết. Xuất phát từ việc UBND TP Hà Nội cho Công ty Cổ phần Đa Quốc Gia thuê, khai thác hơn 6.000 m2 đất mương thoát nước Phan Kế Bính với thời hạn 20 năm để cống hóa, sử dụng làm bãi đỗ xe và dịch vụ phụ trợ.

Nhà hàng Hải sản phố tại mương Phan Kế Bính

Đối với mương Nguyễn Khánh Toàn, sáng ngày 17/5, lực lượng chức năng đã tiến hành cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm trật tự đô thị tại dự án cống hóa mương thoát nước Nghĩa Đô nằm trên đường Nguyễn Khánh Toàn.

Đây là dự án được UBND Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 31/5/2007 cho Công ty Cổ phần Đầu tư, xây lắp, Thương mại và Dịch vụ nhằm để xây dựng bãi đỗ xe và các dịch vụ phụ trợ với diện tích đất lên đến hơn 14.000 m2 trong vòng 50 năm.

Tuy nhiên, sau khi được giao đất, công ty Cổ phần Đầu tư, xây lắp, Thương mại và Dịch vụ cho các đơn vị khác thuê lại để làm nhà hàng, trụ sở công ty, showroom ôtô, xe máy...

Tuy nhiên, hiện nay, tại 2 dự án trên vẫn còn những điểm sai phạm chưa thực hiện cưỡng chế, cá biệt có những cơ sở hoạt động trở lại sau khi bị cưỡng chế.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...