Hai ‘ông lớn’ ngành hàng không đã có cổ đông chiến lược

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, 2 DN quy mô lớn của ngành hàng không là Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) và Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có cổ đông chiến lược.
Hai ‘ông lớn’ ngành hàng không đã có cổ đông chiến lược
Cụ thể, VNA đã hoàn thành đàm phán, ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với hãng All Nippon Airways (Nhật Bản).

Còn với ACV, Bộ cũng đang tích cực đàm phán với Tập đoàn Aeróports de Paris, dự kiến ký kết các hợp đồng, hoàn tất giao dịch trong tháng 3 tới.

Bộ GTVT cũng đang triển khai thực hiện cổ phần hóa đối với 4 công ty mẹ, gồm các Tổng công ty: Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (Cửu Long), Hàng hải Việt Nam, Công nghiệp Tàu thủy; 8 công ty con thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy.

Trong năm 2016 Bộ GTVT đã hoàn thành cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Vận hành bảo trì đường cao tốc thuộc VEC.

Bộ đã chỉ đạo các DN hoàn thành cổ phần hóa lập kế hoạch và thực hiện giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch. Đến nay, đã có 37 công ty cổ phần thực hiện giao dịch, niêm yết cổ phiếu với tổng giá trị chứng khoán theo mệnh giá là trên 35.000 tỷ đồng.

"Năm 2016, Bộ GTVT cũng đã hoàn thành thoái vốn tại 22 công ty cổ phần. Trong đó, đã thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại 4 công ty mẹ-tổng công ty (Cienco 6, Vinamotor, TEDI, Vận tải thủy) và thoái giảm tỷ lệ vốn Nhà nước tại 1 công ty mẹ-tổng công ty (Cienco5), thu về 2.039,7 tỷ đồng, bằng 133,8% giá trị mệnh giá, giá trị thu về đạt 2.301,7 tỷ đồng.

Các công ty mẹ-tổng công ty thuộc Bộ đã thoái vốn tại 17 DN, thu về 262 tỷ đồng, bằng 214,7% giá trị mệnh giá.

Về kế hoạch thực hiện Đề án tái cơ cấu DN trong năm 2017, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương triển khai, thực hiện cổ phần hóa 17 đơn vị chuyển tiếp từ năm 2016.

VNA đã hoàn thành đàm phán, ký kết hợp đồng cổ đông chiến lược với hãng All Nippon Airways (Nhật Bản).

Đồng thời, phê duyệt phương án và tổ chức thực hiện thoái vốn Nhà nước tại 7 công ty cổ phần đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận (3 công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ; 2 công ty cổ phần quản lý bảo trì đường thủy nội địa số 1, số 10; 1 công ty thuộc Trường đại học GTVT TPHCM và 1 công ty thuộc Trường đại học Hàng hải Việt Nam).

Mặt khác, Bộ GTVT sẽ tiếp tục chỉ đạo các Tổng công ty: Đường sắt Việt Nam, Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc, miền Nam; Hàng hải Việt Nam, VNA, Cửu Long, VEC thoái vốn Nhà nước ở các lĩnh vực không thuộc diện Nhà nước phải nắm giữ.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.