Hé lộ bảng xếp hạng lợi nhuận 27 ngân hàng trong quý 1/2022

Theo thống kê, tổng lợi nhuận của 27 ngân hàng đạt gần 68.000 tỷ đồng, tăng hơn 16.000 tỷ đồng so với quý 1/2021, tương đương tăng 31%. Trong đó phải kể đến15 ngân hàng có lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng.
Hé lộ bảng xếp hạng lợi nhuận 27 ngân hàng trong quý 1/2022

Đầu tiên là Eximbank. Đây là ngân hàng có lợi nhuận tăng cao nhất (gấp 3,8 lần cùng kỳ), đạt 809 tỷ đồng trong quý 1/2022.

Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2022 đạt 2.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, nội dung này chưa được thông qua. Do ĐHCĐ đã không được tổ chức thành công. Nhưng nếu theo con số này, Eximbank đã hoàn thành được 32% kế hoạch năm.

Tiếp đến là VPBank và VietABank. VietABank có lợi nhuận trước thuế đạt 174 tỷ đồng trong quý 1/2022, tăng 171% so với cùng kỳ. Đây cũng là ngân hàng đứng thứ 20 trong bảng xếp hạng, tăng 3 bậc so với cùng kỳ.

VPBank có lợi nhuận trước thuế cao nhất, đứng vị trí số 1.
VPBank có lợi nhuận trước thuế cao nhất, đứng vị trí số 1.

VPBank khi ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt tới 11.146 tỷ đồng, tăng 178% so với cùng kỳ. Với mức tăng này, VPBank từ vị trí thứ 4 trong quý 1/2021 đã vọt lên vị trí quán quân lợi nhuận ngân hàng quý 1/2022.

Nguyên nhân một phần do ngân hàng ghi nhận phí trả trước từ thỏa thuận bảo hiểm độc quyền với AIA.

Trong khi, Vietcombank lại tụt hạng về vị trí thứ 2. Lợi nhuận quý 1/2022 của Vietcombank đạt 9.950 tỷ đồng, tăng 15% so với quý 1/2021. Được biết, Vietcombank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 30.000 tỷ đồng.

Dù có sự thay đổi thứ tự, nhưng top 10 lợi nhuận ngân hàng vẫn là những thương hiệu quen thuộc như Techcombank, MB, VietinBank, BIDV, ACB, SHB, HDBank, Sacombank.

Techcombank và MB vẫn duy trì Top 3, Top 4, với lợi nhuận lần lượt đạt 6.785 tỷ đồng và 5.909 tỷ đồng, tăng 23% và 29% so với cùng kỳ năm 2021.

Riêng VietinBank bị tụt hạng nhiều nhất, khi từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 5. Còn BIDV lợi nhuận là 4.513 tỷ đứng vị trí thứ 6. ACB đạt lợi nhuận 4.114 tỷ đồng, đứng vị trí thứ 7.

SHB bứt phá từ Top 10 nhảy lên Top 8, khi ghi nhận lợi nhuận tăng gần gấp đôi, đạt 3.226 tỷ đồng. Vị trí thứ 9 thuộc về HDBank với 2.527 tỷ. Sacombank đạt2.424 tỷ đứng thứ 10.

Chỉ có 5 ngân hàng (VietinBank, OCB, Kienlongbank, VietBank, NCB) ghi nhận lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu do tăng cường trích lập dự phòng rủi ro.

Ngân hàng đáng chú ý nhất là Kienlongbank, khi ghi nhận lợi nhuận sụt giảm tới 82%. Nguyên nhân là do quý 1 năm ngoái ngân hàng ghi nhận khoản thu đột biến từ xử lý được khối tài sản bảo đảm là lượng lớn cổ phiếu STB.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...